Không biết mình mang bệnh

Anh Nguyễn Huy Hoàng trú tại Hạ Long, Quảng Ninh hoảng hốt đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương vì đã đi khám ở nhiều nơi, bệnh không khỏi.

Đưa tay với ra sau vai, anh Hoàng nhăn nhó gần 1 năm nay anh ăn không ngon, ngủ không yên vì chứng đau đầu, thi thoảng cơn đau lại chạy dọc sống lưng, có lúc chạy lên đầu rồi quay sang giật ở hai hốc mắt, cảm giác đau rất lạ.

Anh đã uống đủ các loại thuốc bổ, đông y sang tây y đều vô tác dụng. Trí nhớ thì giảm sút nghiêm trọng.

Anh đi kiểm tra ở bệnh viện nhưng không ra bệnh, chiếu chụp CT rồi MRI cũng chẳng có hiện tượng gì. Anh không tin tưởng nên xuống Bệnh viện Trung ương kiểm tra vì nghi ngờ ung thư xương.

Anh Hoàng bảo “tôi đau lắm, đau cứ giật ở mắt rồi chạy dọc cột sống. Cách đây vài năm bà chị tôi cũng bị ung thư xương phải cắt bên chân vì đau xương nên vợ con khuyên tôi đi kiểm tra”.

Kiểm tra ở Bệnh viện K không ăn thua, một người em là bác sĩ da liễu khuyên anh Hoàng nên đến kiểm tra da liễu vì nghi ngờ đó là giang mai thần kinh.

Anh Hoàng đến làm xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai và đúng là giang mai thần kinh. Các gôm giang mai bám chặt vào dây thần kinh gây ra đau đớn ở xương sống, đầu và mắt.

Đây là một thể nguy hiểm nhất của bệnh giang mai khi bệnh âm thầm phát triển lâu trong cơ thể mà người bệnh không biết. Bệnh giang mai thần kinh là một bệnh nhiễm trùng não hoặc là tủy sống ở những bệnh nhân bị bệnh giang mai mà chưa được điều trị khỏi hẳn.

Trường hợp của anh Vũ Văn Thiện trú tại Kim Liên, Hà Nội cũng tương tự. Anh Thiện bị giang mai từ hơn mười năm trước, anh đã điều trị xong nhưng không có biểu hiện nên không đi khám lại.

Gần đây, anh Thiện hay thấy có nhiều hạch nổi ở người anh lo lắng đi khám tưởng ung thư hạch nhưng khi sinh thiết không có tế bào ác tính.

Bác sĩ hỏi bệnh sử, anh Thiện cho biết trước đây từng bị giang mai và đây chính là các gôm giang mai tạo nên hạch dễ nhầm lẫn với ung thư hạch.

Bệnh nguy hiểm vô cùng

Bác sĩ sản khoa Phùng Thanh Vân – khoa sản Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết trường hợp của của anh Hoàng không phải hiếm.

Có rất nhiều bệnh nhân trước đây điều trị giang mai không đến nơi đến chốn và thấy bệnh không xuất hiện tưởng giang mai đã khỏi.

Xoắn khuẩn giang mai.

Xoắn khuẩn giang mai.

Nhưng sau này các xoắn khuẩn giang mai phát triển tạo thành gôm làm tổ trong lục phủ, ngũ tạng đi kiểm tra mới giật mình căn bệnh mang hơn mười năm mà không biết.

Bác sĩ Vân cho biết so với các bệnh xã hội lây qua đường tình dục thì bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm nhất.

Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum do Pritz Schaudinn và Erch Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn.

Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ nên không lây qua đường tiếp xúc.

Trong nước đá nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45oC nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Khi bị nhiễm không có triệu chứng gì, nhiều bác sĩ nhiễm cũng không biết. Nếu để ý bệnh chỉ là triệu chứng một đốm hồng không đau, không loét, không lồi lên, không có triệu chứng gì đây là giai đoạn một biểu hiện của bệnh.

Chính vì thế, bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn khi thấy hiện tượng lạ nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, người cảnh giác có thể nghi ngờ khi xét nghiệm nó đã sang giai đoạn 2, lúc nay người bệnh đã mắc bệnh sau 3 – 4 tháng.

Giai đoạn này bác sĩ có thể điều trị được.

Tuy nhiên, khi đã bước sang giai đoạn 3 các xoắn giang mai  đã bị ẩn đi. Xoắn này ẩn vào các tế bào, nó không bài tiết vào huyết thanh nên các xét nghiệm đều không thể tìm ra được xoắn khuẩn giang mai.

Và khi xoắn giang mai vào đến phủ tạng rồi  nó tạo thành các gôm, như các tổ kén có đủ kích cỡ khác nhau có thể mọc ở bất cứ chỗ nào từ mạch máu, xương, gan, tim, phổi, dây thần kinh. Gôm giang mai mọc ở đâu gây tổn thương đến đó.

Ngoài ra, giang mai gây từ mẹ sang con, gây dị tật thai nhi. Các bộ phận của thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ có thể bị khuẩn giang mai gây tổn thương não như não ủng thủy, thiếu hàm răng, thiếu mắt…

Nếu đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh chưa dẫn đến khuyết tật, đối với những đứa trẻ này nếu phản ứng dương tính với bệnh giang mai thì chữa được còn khi bị khuyết tật, bác sĩ Vân lắc đầu không thể chữa được không thể chữa được.

Theo Soha/ trí thức trẻ