Loài vật không xương sống này có thể dài đến 40 cm, to ngang một con rắn lục mới sinh và nặng cỡ một con chuột nhắt. Chúng hiện đang sinh sôi nhanh chóng do sống trong lòng đất màu mỡ và do có ít kẻ thù trong môi trường sống nơi đây.
Cận cảnh loài giun to ngoại cỡ tại Anh.
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình BBC Radio 4 Today (Anh), Tiến sĩ Kevin Butt, trưởng nhóm nghiên cứu giun đất – một dự án do Đại học Central Lancashire tài trợ, cho biết: “Những con giun này nặng khoảng 12,5 gram – trong khi cân nặng một con giun bình thường chỉ là 4 hoặc 5 gram mà thôi”. Ông nhận xét: “Khi những con vật này chui ra từ lỗ đào, trông chúng giống như những con rắn con vậy”.
Dù có kích thước khổng lồ đáng sợ, nhưng loài giun này lại có vai trò quan trọng cho hệ sinh thái nơi đây. Theo như Tiến sĩ Butt, loài giun này giúp làm giảm nguy cơ ngập lụt tại địa phương.
Ông giải thích: “Nếu không có chúng, mọi chuyện sẽ khá tồi tệ. Cũng giống như loài ong có vai trò thụ phấn cho hoa, loài giun này làm đất tơi xốp, khiến nước thoát đi và không làm xói mòn bề mặt đất”. Ông tin rằng loài giun Đảo Rum có thể đạt kích cỡ như vậy là do chúng sinh sống tại nơi xa xôi, thưa thớt, lại có lớp đất giàu dinh dưỡng.
Đảo Rum với dân cư và động vật thưa thớt, là nơi sinh sống lý tưởng cho giun đất tự do phát triển.
Đảo Rum cũng thiếu vắng các loài thú ăn giun như con lửng, chuột chũi, nhím và cáo để có thể ngăn chặn lũ giun lớn lên không ngừng. Không như hầu hết các loài vật khác, sẽ ngừng tăng kích cỡ khi trưởng thành, giun đất có thể tiếp tục lớn mãi.
Khi được hỏi liệu nếu người ta nuôi giun đất tại nhà, liệu chúng có thể đạt kích cỡ tương tự không thì Tiến sĩ Butt cho rằng điều đó có thể xảy ra. "Trong phòng thí nghiệm, ta có thể nuôi chúng lớn lên và chỉ trong vài năm, lũ giun có thể nặng tới 15, thậm chí 20 gram”.
Mặc dù vậy, nếu ai muốn tham quan Đảo Rum thì cũng đừng quá lo sợ với loài giun này. Tiến sĩ Butt, với kinh nghiệm nghiên cứu giun đất trong 30 năm, nói: “Nếu cảm nhận thấy có bước chân, chúng sẽ chui sâu xuống dưới lòng đất, chứ không ngoi lên và tấn công con người”.
Tuy nhiên, giun Đảo Rum vẫn thua loài giun lớn nhất thế giới là giun Gippsland (Australia).
Mặc dù vậy, đây không phải loài giun lớn nhất thế giới. Vị trí này thuộc về loài giun đất sinh sống tại Gippsland, Đông Nam Australia. Chúng có chiều dài trung bình 1m và tối đa có thể lên tới 2m. Tuy nhiên số lượng loài giun Gippsland đang ngày càng suy giảm.
Cận cảnh loài giun to ngoại cỡ tại Anh.
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình BBC Radio 4 Today (Anh), Tiến sĩ Kevin Butt, trưởng nhóm nghiên cứu giun đất – một dự án do Đại học Central Lancashire tài trợ, cho biết: “Những con giun này nặng khoảng 12,5 gram – trong khi cân nặng một con giun bình thường chỉ là 4 hoặc 5 gram mà thôi”. Ông nhận xét: “Khi những con vật này chui ra từ lỗ đào, trông chúng giống như những con rắn con vậy”.
Dù có kích thước khổng lồ đáng sợ, nhưng loài giun này lại có vai trò quan trọng cho hệ sinh thái nơi đây. Theo như Tiến sĩ Butt, loài giun này giúp làm giảm nguy cơ ngập lụt tại địa phương.
Ông giải thích: “Nếu không có chúng, mọi chuyện sẽ khá tồi tệ. Cũng giống như loài ong có vai trò thụ phấn cho hoa, loài giun này làm đất tơi xốp, khiến nước thoát đi và không làm xói mòn bề mặt đất”. Ông tin rằng loài giun Đảo Rum có thể đạt kích cỡ như vậy là do chúng sinh sống tại nơi xa xôi, thưa thớt, lại có lớp đất giàu dinh dưỡng.
Đảo Rum với dân cư và động vật thưa thớt, là nơi sinh sống lý tưởng cho giun đất tự do phát triển.
Khi được hỏi liệu nếu người ta nuôi giun đất tại nhà, liệu chúng có thể đạt kích cỡ tương tự không thì Tiến sĩ Butt cho rằng điều đó có thể xảy ra. "Trong phòng thí nghiệm, ta có thể nuôi chúng lớn lên và chỉ trong vài năm, lũ giun có thể nặng tới 15, thậm chí 20 gram”.
Mặc dù vậy, nếu ai muốn tham quan Đảo Rum thì cũng đừng quá lo sợ với loài giun này. Tiến sĩ Butt, với kinh nghiệm nghiên cứu giun đất trong 30 năm, nói: “Nếu cảm nhận thấy có bước chân, chúng sẽ chui sâu xuống dưới lòng đất, chứ không ngoi lên và tấn công con người”.
Tuy nhiên, giun Đảo Rum vẫn thua loài giun lớn nhất thế giới là giun Gippsland (Australia).
Mặc dù vậy, đây không phải loài giun lớn nhất thế giới. Vị trí này thuộc về loài giun đất sinh sống tại Gippsland, Đông Nam Australia. Chúng có chiều dài trung bình 1m và tối đa có thể lên tới 2m. Tuy nhiên số lượng loài giun Gippsland đang ngày càng suy giảm.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ