Dưới đây là bài chia sẻ của Mai San (sinh năm 1994, Hà Nội) về chuyến đi đến Nepal trong 13 ngày cùng Zing:

Nhiều người hỏi tôi vì sao lại chọn trải nghiệm tại Nepal hoang sơ và man dại. Tôi chỉ nhớ những ngày còn ngồi trên ghế phổ thông luôn mơ ước được một lần đứng trước dãy Himalayas, Annapurna - một trong những cung đường trekking đẹp nhất thế giới. Giờ đây, đó không còn là ao ước, tôi đã tận hưởng từng cung đường, khoảnh khắc, cả cơn mưa đá hay cảm giác lạnh buốt của vùng đất này.

Nên đi thời gian nào?

Trekking đến Nepal nói chung và Annapurna nói riêng có hai mùa đẹp nhất là khi bắt đầu bước vào mùa khô (tháng 10-11), thời tiết mát mẻ. Mùa thứ hai vào khoảng giữa tháng 3, tuyết bắt đầu tan, hoa đỗ quyên và các loại hoa rừng ở Himalayas bung sắc.


Mai San đã có chuyến đi trong 13 ngày.

Xin Visa

Thủ tục xin Visa rất đơn giản, không cần ảnh. Đáp đến sân bay của Nepal, bạn sẽ có một tờ khai ngắn gọn (được phát trên máy bay hoặc sân bay), điền đủ thông tin và nộp tại quầy với 25 USD là hoàn tất thủ tục cho 15 ngày.

Thể lực

Bạn nên tập luyện trước khi đi, đi bộ và leo cầu thang khoảng một tháng. Ngoài ra, các bạn nên uống thuốc bổ não trước khi leo núi để dễ dàng vượt qua được chứng sock độ cao. Khi leo, bạn không nên thở bằng mồm để tránh khí lạnh nhiễm vào phổi.

Bảo hiểm du lịch

Bảo hiểm du lịch có thể giúp đỡ bạn khi không may muốn hủy chuyến bay, ốm đau, gặp phải những rủi ro không đáng có nơi “đất khách quê người”,  không biết nhờ sự giúp đỡ của ai và mong muốn giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Mua bảo hiểm, bạn sẽ được đi trực thăng xuống núi và nằm viện quốc tế Norvic miễn phí. Trong trường hợp bị sốc độ cao, để có một chuyến trực thăng trong 45 phút, đưa bạn về quãng đưỡng gần 50 km chi phí sẽ không hề rẻ nếu chưa có bảo hiểm.


Tổng chi phí cho chuyến đi từ 1500-1700 USD.

Giấy phép leo núi

Tôi chọn đi theo đi theo tour nên công ty du lịch sẽ chuẩn bị giấy phép leo núi. Nếu đi tực túc, bạn cần xin giấy phép leo núi với giá 32 USD.

Những đồ cần chuẩn bị

Khi leo núi, tôi nhận thấy có 4 vật dụng quan trọng nhất là giày, balo, gậy và thuốc.

Giày leo núi: Tôi mua giày cổ cao để tránh trật khớp và có chống nước. Bạn nên chọn loại giày đi dễ chịu, không bí, lớn hơn chân 2 size để dùng tất trekking sẽ vừa vặn.

Balo leo núi: Bạn nên chọn dòng chuyên dụng, một balo to và một balo nhỏ có trợ lực.

Gậy leo núi: Chọn cây chắc chắn, kích cỡ vừa tay.

Quần áo: Hãy chọn loại mau khô, siêu mỏng, siêu nhẹ. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị 1 bộ đồ giữ nhiệt, quần đi tuyết, 1 áo phao hai lớp, 1 áo phao 3 lớp, áo phông.

Một số vận dụng khác cần mang theo như mũ tai bèo, mũ len, khăn, kính râm, đèn pin, bó ống quần, găng tay đi tuyết, móc khóa, áo mưa nhẹ, bộ dụng cụ y tế cơ bản, bình nước giữ nhiệt, tất trekking, khăn đa năng, khẩu trang,...

Thuốc: Thời tiết ở Himalaya rất khắc nghiệt, người đang hừng hực nóng, mồ hôi nhễ nhại nhưng nhiệt độ ở ngoài chỉ 1-2 độ C. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị thuốc thật kỹ càng với thuốc hạ sốt, giảm đau, cảm cúm không gây buồn ngủ, thuốc đau bụng, thuốc giãn cơ, vitamin C, cao dán, thuốc kháng viêm, chống phù nề, thuốc chống sốc độ cao, băng gạc, sát khuẩn, miếng dán nhiệt,...

Ăn uống

Bạn có thể mang theo những đồ ăn nhiều năng lượng như socola, bánh quy, sữa,... Đồ ăn của Nepal không quá khó ăn nhưng nên mang thêm. Từ trạm Bamboo thực đơn không có thịt vì họ theo đạo.


Nếu bạn là người ưa khám phá núi non hùng vĩ thì Nepal chính là điểm dừng chân lý tưởng nhất.

Vé máy bay và khách sạn

Từ Việt Nam sang Nepal không có đường bay thẳng, ta bắt buộc quá cảnh tại Kualalumpur, Bangkok hoặc Singapore.

Ở Kathmandu, bạn có thể đặt phòng trước với giá dao động từ 10-25 USD.

Chi phí

Chi phí cho cả chuyến đi sẽ dao động từ 1500-1700 USD, bao gồm mua đồ chuẩn bị.

Sim

Nếu có nhu cầu liên lạc hoặc công việc, bạn có thể mua sim ở Nepal.

Lịch trình


Từ Việt Nam sang Nepal không có đường bay thẳng, ta bắt buộc quá cảnh tại Kualalumpur, Bangkok hoặc Singapore.


Lịch trình 13 ngày khám phá Nepal.

Theo Zing