Kubo và sứ mệnh phim ‘tử tế’ bị phớt lờ tại Việt Nam

Trong cơn sốt "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" và những kế hoạch truyền thông quá đà cho quả bom xịt Ben-Hur (2016), thì một tác phẩm khác được chú ý lặng lẽ hoặc chỉ thu hút những ai biết đến xưởng phim hoạt hình Laik.

Tuy nhiên, dư âm của nó để lại cách đây vài ngày trong của tâm điểm mùa phim Hè, làm cho những ai vô tình bị cuốn vào những ồn ào trên mặt báo khiến nhiều người xem xong Kubo and the Two Strings (tên tiếng Việt: Kubo và Sứ mệnh Samurai) mới phát hiện ra rằng, họ đã suýt bỏ lỡ một bộ phim ý nghĩa đến nhường nào.

Không có danh sách phim hoạt hình đồ sộ, nhưng bất kỳ sản phẩm nào xuất xưởng Laika cũng mang lại hiệu ứng tốt từ khán giả lẫn giới chuyên môn. Kubo và Sứ mệnh Samurai , là bộ phim thứ 4 của hãng, sau các tựa phim đã từng được đề cử giải Oscar như Coraline (2009), Paranorman (2012), The Boxtrolls (2014).

Quá trình tạo ra một con mắt trong Kubo và Sứ mệnh Samurai.

Laika dành ra nửa thập kỷ  để chuẩn bị và thực hiện Kubo và Sứ mệnh Samurai, khán giả sẽ khó lòng phân biệt những đại cảnh thiên nhiên đẹp rạng ngời đến chi tiết tạo hình nhân vật phần lớn đều được làm bằng mô hình đất sét và giấy. Đại cảnh cảnh choáng ngợp, hùng vĩ như một miền tuyết trắng xóa rít gió, khu rừng xanh mướt trải rộng hay một buổi chiều hoàng hôn trên đỉnh núi đều là thành phẩm của một đội ngũ sáng tạo không ngừng nghỉ với công nghệ làm phim “lạc thời”: stop-motion.

Sự im ắng từ phía phòng vé


Nhưng một bộ phim trọng yếu tố chất lượng hơn yếu tố thị trường như Kubo và Sứ mệnh Samurai lại là một trở ngại nếu phim muốn có lợi về doanh thu. Dù được truyền miệng những lời khen đánh giá cao, thì phim vẫn khó trụ được lâu nếu chiến lược marketing nhạt nhòa, ít sôi nổi mà ở đây, là quả bom xịt Ben-Hur, được ví như phiên bản lỗi của kiệt tác cùng tên vào năm 1959. Song, theo những đánh giá và biểu hiện phòng vé ở Bắc Mỹ, mùa Hè 2016 được xem là bước thụt lùi so với một mùa 2015 đầy những thành tích.

Nhà phát hành phát phim đã chọn con đường an toàn, thay thế Kubo và Sứ mệnh Samurai bằng một bộ phim hành động sử thi, hầu như thất bại tại quê nhà Hollywood nhưng có khả năng thu hút khán giả Việt Nam. Bản thân Kubo và Sứ mệnh Samurai có nhược điểm là kén người xem, nội dung mang tính chọn lọc chứ không thân thiện và đặc trưng kiểu Disney hay vui nhộn như DreamWorks.

Ben-Hur là một trong những “bom xịt” của năm 2016.

“Anh có thích phim sâu sắc không?”

Nhiều người thường mặc định, phim ảnh chỉ là hình thức giải trí nhất thời và mang nặng tính trải nghiệm. Hollywood ngày càng phát triển, thì những bộ phim được tạo ra từ những công nghệ hiện đại, chú trọng vào mặt hình ảnh càng được ưa chuộng. Ngược lại, những bộ phim có hình thức đơn giản, trailer kém hiệu ứng sẽ bị mặc định là nhàm chán và không đáng bỏ tiền xem ở rạp.

Jack and the Cuckoo-Clock Heart

Cách đây hai năm, Jack and the Cuckoo-Clock Heart, một bộ phim hoạt hình của Pháp cũng gặp trường hợp tương tự khi kể chú bé Jack được sinh ra vào ngày lạnh giá nhất của mùa Đông, khiến trái tim cậu bị băng tuyết chiếm đóng. Bất chấp phần hình ảnh biểu tượng và được dân yêu nghệ thuật ưa thích, thì một bộ phận lớn khán giả cũng không thể cảm được nội dung mà phim truyền tải.

Hay 10 Cloverfield Lane, dù thắng vang ở phòng vé thế giới với doanh thu 105 triệu USD, trong khi kinh phí 1/10. Phim ra rạp tại Việt Nam cách đây bốn tháng, được giới chuyên môn khen ngợi hết lời về tính kinh dị và chiến thuật quảng bá nhỏ giọt. Có lẽ chính thế, một thị trường phim ảnh nhỏ bé như Việt Nam cũng không thể tiệm cận được 10 Cloverfield Lane khi phim được ra mắt với tên gọi Căn hầm.


Cùng thời điểm đó, The Nice Guys cũng là bộ phim có số điểm khá cao trên Rotten Tomatoes, nhận về 91% nhận định fresh. Đã gần 30 năm sau Lethal Weapon, song bút lực của nhà biên kịch Shande vẫn không thể suy giảm đi chút gì. The Nice Guys sở hữu cốt truyện thông minh, diễn viên kết hợp ăn ý và ẩn chứa những thông điệp hài hước nhưng không hề nông cạn.

Khi thị hiếu ở Việt Nam khán giả thường quen thuộc với motif phim nhẹ nhàng, dễ cảm thì đất dành cho các phim hoạt hình ở thể loại khó hiểu, mang nhiều tầng sâu như Trái tim không được yêu, hay Kubo và Sứ mệnh Samurai là khá ít ỏi.

Kubo ơi, đừng sợ!


Với một bộ phim có chi phí 60 triệu đô nhưng tinh thần phim không hề nhỏ, phía sau một sản phẩm vừa đẹp cả hình ảnh lẫn nội dung như Kubo và Sứ mệnh Samurai, thì điều đáng được gợi tới nhiều nhất chính là quá trình sáng tạo của đội ngũ xưởng phim Laika. Qua đoạn credit về việc tạo hình bộ xương khổng lồ biết cử động được gửi gắm ở cuối phim, người xem đều thấy được sự nhẫn nại và tâm huyết với nghề mà Laika luôn theo đuổi.

Và điều quan trọng nhất, Laika có một tiềm lực khá mạnh phía sau, chính là nhà đồng sáng lập Nike - chủ tịch Phil Knight cũng là cha ruột của đạo diễn Travis Knight. Vì thế, anh luôn thỏa sức kể những câu chuyện của mình một cách say mê và sáng tạo không ngừng. Dẫu sao thì, những điều đẹp như kỹ thuật stop-motion vẫn cần được trân trọng và nên tiếp tục giữ lửa trong thị trường phim hoạt hình đã phần nào ngao ngán với các công nghệ 3D, CGI tân tiến hiện nay.

Theo Saostar

Tin tức mới nhất