Các bậc cha mẹ tại ngôi làng nhỏ Betul thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, luôn luôn thực hiện một “nghi lễ” quan trọng cho các em bé, cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là lăn qua phân bò. Dân làng tin rằng, việc phân bò dính đầy trên người bé trai, bé gái là cách giúp họ tránh khỏi mọi bệnh tật. Bên cạnh đó, sự “tinh khiết” của phân bò sẽ mang lại may mắn cho các bé.

Nghi lễ “lăn phân bò” được tiến hành một ngày sau lễ Diwali, còn được gọi là lễ hội ánh sáng - một đại lễ của Ấn Độ. Trong tuần diễn ra lễ hội Diwali, người dân đã tập hợp phân bò lại thành một đống lớn trong làng.
 
Một em bé khóc dữ dội khi bị cha lăn qua phân bò tại làng Betul.

Ngay sau khi kết thúc lễ hội, người dân sẽ làm lễ cầu nguyện các vị thần Hindu trước khi lăn các em bé, trong đó có cả trẻ sơ sinh, trong bể phân bò. Toàn bộ dân làng tụ tập quanh bể phân, chờ đến lượt mình “lăn” con cái. Việc lăn phân bò được tiến hành từ hoàng hôn đến bình minh, lần lượt từng đứa trẻ đến khi nào hết thì thôi. Nghi lễ đã kéo dài qua nhiều thế kỷ và người dân luôn tin tưởng con cái họ sẽ được bảo vệ đầy đủ nếu lăn trong phân bò.

Trong Ấn Độ giáo, con bò được coi là con vật linh thiêng và được tôn thờ. Nhiều nhà truyền giáo nói rằng, nước tiểu và phân bò có đặc tính chữa bệnh.


Người dân tin rằng, phân bò sẽ giúp các bé tránh bệnh tật và gặp nhiều may mắn.


Trẻ sơ sinh cũng được tham gia phần lăn phân bò này.


Một người đàn ông thậm chí còn lấy phân bò xoa lên trán, lên mặt con trai mình.


Lễ lăn phân bò được tổ ngay sau Đại lễ ánh sáng Diwali.


 Theo Trí Thức Trẻ