Sự ra đi của phượt thủ người Anh Aiden Webb để lại thương tiếc cho gia đình, bạn bè, người thân cũng như cộng đồng người trẻ đam mê trải nghiệm, xê dịch tại Việt Nam.
Tạ Nam Long, trưởng nhóm Hội thám hiểm hang động Việt Nam, từng gặp nạn khi ngã xuống hố sâu 40 m khi thám hiểm hang Cống Nước, Lai Châu. Anh bị chấn thương cột sống, gãy xương đùi, phải nằm bất động tại chỗ một ngày một đêm, cho tới khi được đội cứu hộ đưa ra khỏi hang.
Trước câu chuyện thương tâm của phượt thủ Aiden, Nam Long cho biết: “Với hơn 20 hang động đã từng thám hiểm, chúng tôi không ít lần gặp phải những nguy hiểm, khó khăn, bất trắc không thể lường trước. Vì vậy, để bảo vệ chính mình và đồng đội, chúng tôi phải thường xuyên tập luyện, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trước mỗi chuyến đi”.
Dưới đây là chia sẻ của Tạ Nam Long về việc đảm bảo an toàn cho bản thân khi quyết định du lịch mạo hiểm.
Đồ nghề để anh Nam Long chuẩn bị cho mỗi chuyến đi. Ảnh: An Ngọc
Làm gì khi bị lạc trong rừng sâu?
1. Bình tĩnh, hạn chế vận động
Khi có nguy hiểm, xảy ra tai nạn, bạn nên bình tĩnh. Nếu bị lạc thì ngồi yên tại chỗ, dùng còi để gọi đồng đội tới, hạn chế vận động, tiết kiệm năng lượng. Các thành viên trong đoàn cần cử một người ở lại với người bị nạn, kèm theo nhiều đồ ăn, thức uống, những người còn lại tìm người trợ giúp.
Hít thở thật sâu và ổn định tâm lý. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. Sau đó, không được sợ hãi mà hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch và những việc cần làm để duy trì sự sống.
2. Tìm nơi trú ẩn an toàn
Để bảo vệ bản thân và tránh được những cơn mưa rừng, bạn nên tìm một nơi trú ẩn an toàn. Tìm những nơi trú ẩn tự nhiên như hốc đá, nên cạnh suối nhưng phải cao hơn suối để tránh lũ suối dâng. Bạn cũng không nên đi khi trời chạng vạng tối, dễ gặp một số loài rắn nguy hiểm.
3. Tìm nguồn thực phẩm
Trong trường hợp không còn thực phẩm mang theo, hãy tìm dòng suối, sông... hoặc bạn phải tìm cách hứng nước sương từ lá cây. Bạn chỉ nên ăn những cây rừng nào mà bạn biết là không có độc, nếu không, tốt nhất bạn nên cầm cự bằng nước. Nhớ tránh các loại nấm sặc sỡ trong rừng, thường là nấm độc.
4. Tạo dấu hiệu cho người tìm kiếm
Để người tìm kiếm dễ dàng nhận ra nơi bạn ở, bạn cần tạo ra những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như đốt lửa, treo quần áo, mũ nón lên cao hoặc những noi dễ nhận thấy. Đặc biệt, đốt lửa chỉ dễ nhìn thấy khi cứu hộ tìm kiếm bạn bằng máy bay. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị, bạn nên mang theo đèn pin chuyên dụng, loại đèn nay chịu nước và có chế độ sáng SOS và beacon, có thể chiếu sáng ban đêm tới vài trăm mét.
Hãy cố tạo ra những tiếng động lớn như thổi còi, gõ vào thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn).
5. Tìm đường về nếu đủ sức khỏe
Nếu bạn đủ sức khỏe cũng có thể tự tìm đường thoát khỏi khu vực bị lạc. Kinh nghiệm của tôi là nên đi theo đường mòn trong rừng, tránh đường có nhiều cây cối, rậm rạp vì khó xác định phương hướng. Hay đi dọc theo các con suối nhỏ để tìm ra những con suối lớn và cứ thế chắc chắn bạn sẽ tìm được đường về (không áp dụng phương pháp này với các con suối ở rừng miền Đông Nam Bộ).
3 việc cần làm trước khi lên đường
1. Tham gia vào hội, nhóm để các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và cùng nhau khám phá những địa điểm từ dễ đến khó.
Hãy bắt đầu chinh phục từ những ngọn núi, khu rừng quen thuộc, từng được nhiều người khám phá, có thể bạn sẽ thấy chúng kém thú vị nhưng việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm, chuẩn bị tốt cho chuyến đi tiếp theo.
2. Biết lượng sức của mình và tuyệt đối không "ăn theo" nhóm bạn hay đi “tùy hứng”. Điều đó liên quan đến an toàn tính mạng của chính mình và những người đi cùng.
Cần nghiêm túc nhìn nhận thực lực của mình về tinh thần, kiến thức, sự hiểu biết, rèn luyện, học tập những kỹ năng như định hướng khi bị lạc, đánh giá tình hình, phân công công việc, cứu hộ, y tế, các kiến thức về leo núi, đu dây, buộc dây…
Với bộ môn này, người chơi cần có đủ sức khỏe, không bị các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.
3. Chuẩn bị tư trang: Trước khi lên đường, phải tìm hiểu kỹ điểm đến, kiểm tra đồ đạc, theo dõi dự báo thời tiết đề phòng lũ, bị kẹt, mang theo đồ y tế tránh chấn thương mất máu.
Trong quá trình di chuyển, đoàn phải để lại thông tin liên lạc và thời gian dự kiến hoàn thành chuyến đi. Các thành viên kiểm tra chéo tư trang, đồ đạc, kỹ thuật cho nhau. Đặc biệt, thành viên không tự ý tách đoàn đi theo nhóm riêng, hoặc đi một mình trong hang mà không có sự đồng ý của trưởng đoàn.
Ngoài ra, khi chuẩn bị tư trang nên lưu ý, không mặc quần bò (quần bò ngấm nước sẽ rất nặng, ảnh hưởng đến việc leo trèo) hoặc quần áo chật; nên mang đồ mau khô, quần áo dài tay để tránh trầy xước. Bạn cũng không nên đi dép tông hoặc dép quay hậu dễ trơn trượt.
Các đồ quan trọng như điện thoại, đồ điện tử dùng túi ni lông bọc kỹ, sau đó để vào túi hoặc balo chống nước. Nước trong hang không nên sử dụng vì có thể chứa ký sinh trùng và nguyên nhân gây bệnh.
Cuối cùng, hãy mang theo những đồ ăn nhẹ nhưng nhiều năng lượng, carbonhydrate như nho khô, mít sấy, chocolate, sữa đặc, đồ hộp...
Tạ Nam Long, trưởng nhóm Hội thám hiểm hang động Việt Nam, từng gặp nạn khi ngã xuống hố sâu 40 m khi thám hiểm hang Cống Nước, Lai Châu. Anh bị chấn thương cột sống, gãy xương đùi, phải nằm bất động tại chỗ một ngày một đêm, cho tới khi được đội cứu hộ đưa ra khỏi hang.
Trước câu chuyện thương tâm của phượt thủ Aiden, Nam Long cho biết: “Với hơn 20 hang động đã từng thám hiểm, chúng tôi không ít lần gặp phải những nguy hiểm, khó khăn, bất trắc không thể lường trước. Vì vậy, để bảo vệ chính mình và đồng đội, chúng tôi phải thường xuyên tập luyện, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trước mỗi chuyến đi”.
Dưới đây là chia sẻ của Tạ Nam Long về việc đảm bảo an toàn cho bản thân khi quyết định du lịch mạo hiểm.
Đồ nghề để anh Nam Long chuẩn bị cho mỗi chuyến đi. Ảnh: An Ngọc
Làm gì khi bị lạc trong rừng sâu?
1. Bình tĩnh, hạn chế vận động
Khi có nguy hiểm, xảy ra tai nạn, bạn nên bình tĩnh. Nếu bị lạc thì ngồi yên tại chỗ, dùng còi để gọi đồng đội tới, hạn chế vận động, tiết kiệm năng lượng. Các thành viên trong đoàn cần cử một người ở lại với người bị nạn, kèm theo nhiều đồ ăn, thức uống, những người còn lại tìm người trợ giúp.
Hít thở thật sâu và ổn định tâm lý. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. Sau đó, không được sợ hãi mà hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch và những việc cần làm để duy trì sự sống.
2. Tìm nơi trú ẩn an toàn
Để bảo vệ bản thân và tránh được những cơn mưa rừng, bạn nên tìm một nơi trú ẩn an toàn. Tìm những nơi trú ẩn tự nhiên như hốc đá, nên cạnh suối nhưng phải cao hơn suối để tránh lũ suối dâng. Bạn cũng không nên đi khi trời chạng vạng tối, dễ gặp một số loài rắn nguy hiểm.
3. Tìm nguồn thực phẩm
Trong trường hợp không còn thực phẩm mang theo, hãy tìm dòng suối, sông... hoặc bạn phải tìm cách hứng nước sương từ lá cây. Bạn chỉ nên ăn những cây rừng nào mà bạn biết là không có độc, nếu không, tốt nhất bạn nên cầm cự bằng nước. Nhớ tránh các loại nấm sặc sỡ trong rừng, thường là nấm độc.
4. Tạo dấu hiệu cho người tìm kiếm
Để người tìm kiếm dễ dàng nhận ra nơi bạn ở, bạn cần tạo ra những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như đốt lửa, treo quần áo, mũ nón lên cao hoặc những noi dễ nhận thấy. Đặc biệt, đốt lửa chỉ dễ nhìn thấy khi cứu hộ tìm kiếm bạn bằng máy bay. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị, bạn nên mang theo đèn pin chuyên dụng, loại đèn nay chịu nước và có chế độ sáng SOS và beacon, có thể chiếu sáng ban đêm tới vài trăm mét.
Hãy cố tạo ra những tiếng động lớn như thổi còi, gõ vào thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn).
5. Tìm đường về nếu đủ sức khỏe
Nếu bạn đủ sức khỏe cũng có thể tự tìm đường thoát khỏi khu vực bị lạc. Kinh nghiệm của tôi là nên đi theo đường mòn trong rừng, tránh đường có nhiều cây cối, rậm rạp vì khó xác định phương hướng. Hay đi dọc theo các con suối nhỏ để tìm ra những con suối lớn và cứ thế chắc chắn bạn sẽ tìm được đường về (không áp dụng phương pháp này với các con suối ở rừng miền Đông Nam Bộ).
Nam Long chia sẻ điều đầu tiên bạn cần làm khi đi lạc là phải bình tĩnh. Ảnh: FBNV.
3 việc cần làm trước khi lên đường
1. Tham gia vào hội, nhóm để các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và cùng nhau khám phá những địa điểm từ dễ đến khó.
Hãy bắt đầu chinh phục từ những ngọn núi, khu rừng quen thuộc, từng được nhiều người khám phá, có thể bạn sẽ thấy chúng kém thú vị nhưng việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm, chuẩn bị tốt cho chuyến đi tiếp theo.
2. Biết lượng sức của mình và tuyệt đối không "ăn theo" nhóm bạn hay đi “tùy hứng”. Điều đó liên quan đến an toàn tính mạng của chính mình và những người đi cùng.
Cần nghiêm túc nhìn nhận thực lực của mình về tinh thần, kiến thức, sự hiểu biết, rèn luyện, học tập những kỹ năng như định hướng khi bị lạc, đánh giá tình hình, phân công công việc, cứu hộ, y tế, các kiến thức về leo núi, đu dây, buộc dây…
Với bộ môn này, người chơi cần có đủ sức khỏe, không bị các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.
3. Chuẩn bị tư trang: Trước khi lên đường, phải tìm hiểu kỹ điểm đến, kiểm tra đồ đạc, theo dõi dự báo thời tiết đề phòng lũ, bị kẹt, mang theo đồ y tế tránh chấn thương mất máu.
Trong quá trình di chuyển, đoàn phải để lại thông tin liên lạc và thời gian dự kiến hoàn thành chuyến đi. Các thành viên kiểm tra chéo tư trang, đồ đạc, kỹ thuật cho nhau. Đặc biệt, thành viên không tự ý tách đoàn đi theo nhóm riêng, hoặc đi một mình trong hang mà không có sự đồng ý của trưởng đoàn.
Ngoài ra, khi chuẩn bị tư trang nên lưu ý, không mặc quần bò (quần bò ngấm nước sẽ rất nặng, ảnh hưởng đến việc leo trèo) hoặc quần áo chật; nên mang đồ mau khô, quần áo dài tay để tránh trầy xước. Bạn cũng không nên đi dép tông hoặc dép quay hậu dễ trơn trượt.
Các đồ quan trọng như điện thoại, đồ điện tử dùng túi ni lông bọc kỹ, sau đó để vào túi hoặc balo chống nước. Nước trong hang không nên sử dụng vì có thể chứa ký sinh trùng và nguyên nhân gây bệnh.
Cuối cùng, hãy mang theo những đồ ăn nhẹ nhưng nhiều năng lượng, carbonhydrate như nho khô, mít sấy, chocolate, sữa đặc, đồ hộp...
Theo Zing