1. Rau tai voi
Rau tai voi còn có tên gọi khác là rau tai nai. Đây là cây thân thảo nhỏ, lá mọc quanh gốc hình bầu dục hoặc trứng thuôn dài.
Là một loài thực vật ở Việt Nam. Cây thường mọc ở vách đá, đất ẩm, dọc theo suối trong rừng các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, qua Quảng Bình, Quảng Nam - Ðà Nẵng, tới các tỉnh Tây Nguyên.
Rau tai voi có thể sử dụng để xào, luộc hoặc nấu canh. Ăn rất ngon và cũng là một bài thuốc dân gian.
2. Rau mớp gai
Mớp gai (còn gọi là ráy gai, rau mớp, càng tôm) là loại cây hoang dã thường mọc nơi vườn rậm, bờ bãi ven sông, chỗ đất ẩm thấp, nhiều nhất ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Dân Việt)
Cây mớp tương tự cây môn nhưng thân cứng cáp hơn, phiến lá có nhiều rãnh sâu (giống như lá ráng). Cọng lá già có nhiều gai nhọn, sắc nằm giữa thân, phải cẩn thận để tránh trầy xước khi chạm phải. Cọng lá non suôn dài màu xanh nhạt với những gai nhỏ nham nhám, và phần trên cùng, lá có màu nâu.
Theo các nhà khoa học, toàn thân cây mớp gai có chứa saponin triterpin, thân rễ có chứa nhiều tinh bột. Theo y học dân gian, cây mớp gai có vị đắng chát, cay, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng,... (Ảnh: NLĐ)
Rau mớp có thể làm gỏi, muối chua hay xào nấu ăn rất ngon và lạ miệng. (Ảnh: Dân Việt)
3. Rau muối
Rau muối dại là loại cây mọc hoang được bà con dân tộc miền núi dùng để làm món ăn đồng thời là vị thuốc chữa bệnh rất tốt.
Cây rau muối dại có rất nhiều nhánh nhỏ, thân cây nhẵn, lá thường mọc so le và có phần cuống ngắn, trên bề mặt của lá có một lớp phấn bột giống như rắc muối nên người dân mới gọi tên loại cây này là cây rau muối. Ảnh: Wikimedia commons.
Theo dân gian, rau muối có tính bình, ngọt, giúp cơ thể thanh nhiệt, thông ấm tỳ vị, trị đau răng, sát trùng, nhuận tràng và đau nhức xương khớp... Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cây rau muối dại, bạn có thể tham khảo. Ảnh: Survival.org.au.
4. Rau vẩy ốc
Rau vẩy ốc phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, nó thường mọc ở nơi ẩm mát, ven rừng nương rẫy, nhất là dọc các lối đi vào rừng ở các vùng núi cao từ 700-2000m của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc vào tận Lâm Đồng. Có thể thu hái cây vào mùa Hạ - Thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Lá và ngọn non của rau vảy ốc có thể dùng để nấu canh. Ảnh netdepnguoiviet.
5. Rau cải tía
Rau cải rừng tía không phải là loài rau cải nhà thường thấy đem trồng trong rừng, mà nó là loài cây hoang dã trong rừng không thuộc họ Cải. Cây cải rừng tía hay còn gọi là rau cẩn, rau bướm, hoa tím ẩn.
Cải rừng tía có lá mọc chụm ở mắt đất, lá có phiến hình tam giác, đầu lá nhọn, đuôi lá hình tim. Phiến lá không có hoặc có rất ít lông. Cuống lá dài bằng 2/3 phiến lá. Hoa màu trắng hoặc tím dợt.
Hoa của cây cải tía rừng.
Cải rừng tía phân bổ ở ven đường, cửa rừng, nương rẫy bỏ hoang, rừng nghèo kiệt, trảng cỏ tranh, nơi có đất ẩm và ánh sáng từ bán phần dương trở lên.
Phần ngọn non và lá non của cải rừng tía có thể ăn được, vị đắng nhạt, dùng trong các món xào, luộc, nấu canh. Thực phẩm từ cải rừng tía còn đem lại tác dụng tiêu độc chống viêm.
Theo Dân Việt