Cụ thể, với cá nhân là chủ môtô, xe máy không làm thủ tục đăng ký, sang tên xe (để chuyển đổi tên chủ xe trong giấy đăng ký sang tên mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là môtô, xe máy sẽ bị phạt 100.000-200.000 đồng. Với tổ chức là chủ xe, hành vi này bị phạt từ 200.000-400.000 đồng.
Trước đó, việc phạt xe không chính chủ được Bộ Công an ban hành ở thông tư số 11 (ban hành ngày 1/3). Theo thông tư này, đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng đối với mô tô, xe gắn máy; 6 - 10 triệu đồng đối với ô tô. Tuy nhiên, hình thức xử phạt vi phạm này đã nhận được nhiều ý kiến dư luận trái chiều về vấn dề này.
Từ đề xuất bỏ đến kiến nghị sửa đổi
Trong cuộc họp Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ-Đường sắt (với đầy đủ thành phần đại diện Bộ GTVT, Bộ Công an, Tư Pháp...), chiều 11/3, Vụ phó ATGT (Bộ GTVT) Lê Minh Châu nói ngay: “Khi chúng tôi lấy ý kiến người dân, đa số không đồng thuận việc xử phạt phương tiện chưa sang tên đổi chủ. Do đó, tôi đề nghị không đưa quy định xử phạt vào dự thảo lần 3...”.
Đồng quan điểm này, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ GTVT) Trịnh Minh Hiền cho rằng, hành vi không sang tên đổi chủ là vi phạm Luật Giao thông Đường bộ, nhưng hệ thống văn bản chưa chuẩn nên tạm thời chưa đưa vào dự thảo xử phạt.
Tuy nhiên, đại diện phía Bộ Công an không chấp nhận những ý kiến trên. Cục phó CSGT Đường bộ-Đường sắt Trần Sơn Hà phản biện: Những quy định xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ theo quy định, không nộp phí bảo trì đường bộ đều kế thừa từ nhiều nghị định trước đây.
Ông Hà lý giải: “Chỉ khi nâng cao mức xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ, người dân mới phản ứng. Từ nay cho đến 1/7 tới đây, vẫn phải đưa vào để xử phạt”.
Theo đó, một khi phương tiện không chính chủ rất khó để điều tra những vụ án.
“Thực ra, quy định này có lợi cho người dân và cả cơ quan chức năng trong việc bảo vệ tài sản”, ông Hà nói.
Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng kết luận: “Bộ GTVT không chùn tay, mà thấy cần thiết phải dừng lại để lắng nghe ý kiến người dân, nếu không thì tham khảo người dân để làm gì. Điều gì không phù hợp và được đại đa số người dân ủng hộ thì nên thay đổi. Mục tiêu làm luật không phải để xử phạt, tránh khuynh hướng không quản được thì phạt”.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian xem xét, nghiên cứu, ngày 4/9, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc gửi Chính phủ đề nghị phạt chủ phương tiện thực hiện hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Mức phạt được Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự mô tô (gọi tắt là xe máy) và từ 200.000-400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe máy “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản là xe máy”.
Ngoài ra, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với cá nhân là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô (gọi tắt là xe ô tô) và phạt từ 2-4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, thừa kế tài sản là xe ô tô”.
Dân thêm rối
Được biết, vấn đề xử phạt xe không chính chủ đã khiến dư luận quan tâm từ tháng 4/2013 khi liên tiếp có những thông tin từ các nhà quản lý cho rằng không phạt xe không sang tên đổi chủ, rồi lại có thực hiện quy định phạt từ ngày 15/4. Nhưng sau đó, lãnh đạo Cục Giao thông đường bộ, đường sắt đã lên tiếng là sẽ không xử phạt đối với những trường hợp phạt xe không chính chủ.
Thái độ, thiếu dứt khoát của Bộ GTVT cũng đã khiến nhiều người thêm rối ren khi lúc lên tiếng phản đối thông tư số 11 của Bộ Công an, lúc lại đi tới sự đồng thuận và yêu cầu sửa đổi cho phù hợp.
Trước vấn đề phạt xe không chính chủ này, vào tháng 3/2013, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, “trước khi thực hiện xử phạt phải tháo gỡ mọi khó khăn cho người dân khi làm thủ tục sang tên đổi chủ về cả hai yếu tố là hạ phí trước bạ và giảm thủ tục phiền hà. Đây lại chưa tháo gỡ xong khó khăn đã tính đến chuyện xử phạt”.
"Do đó, phải chờ các chủ trương gỡ khó cho người dân khi sang tên đổi chủ trên đi vào cuộc sống, và tính toán độ trễ nhất định về mặt thời gian vài tháng đến 1 năm, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện hết việc sang tên đổi chủ, thì mới nên tính đến chuyện xử phạt”, ông Hùng đề xuất.
Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Đăng Quang – Trưởng Văn phòng Luật sư Đăng Quang, đoàn Luật sư TP Hà Nội lật lại câu chuyện hạn chế đăng ký xe máy ở một số thành phố thời gian trước đây khiến nhiều người dân chẳng có cách nào khác là phải bà con, bạn bè ở vùng không bị cấm đăng ký, đứng tên giúp. Khi ấy, họ đã phải nộp các loại thuế theo luật định, chỉ có cái tên đăng ký của người khác.
Ông Quang phân tích: “Như vậy, khi chuyển đổi tên họ vẫn phải nộp các loại thuế chuyển dịch, nhưng thực chất là mua xe của chính mình. Bi hài là ở chỗ họ phải nộp hai lần thuế cho chiếc xe mình bỏ tiền ra mua. Vậy những thiệt hại này của người dân do lỗi của cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật vi hiến, nên chăng bây giờ phải bồi thường cho dân”.
Trước đó, việc phạt xe không chính chủ được Bộ Công an ban hành ở thông tư số 11 (ban hành ngày 1/3). Theo thông tư này, đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng đối với mô tô, xe gắn máy; 6 - 10 triệu đồng đối với ô tô. Tuy nhiên, hình thức xử phạt vi phạm này đã nhận được nhiều ý kiến dư luận trái chiều về vấn dề này.
Từ đề xuất bỏ đến kiến nghị sửa đổi
Trong cuộc họp Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ-Đường sắt (với đầy đủ thành phần đại diện Bộ GTVT, Bộ Công an, Tư Pháp...), chiều 11/3, Vụ phó ATGT (Bộ GTVT) Lê Minh Châu nói ngay: “Khi chúng tôi lấy ý kiến người dân, đa số không đồng thuận việc xử phạt phương tiện chưa sang tên đổi chủ. Do đó, tôi đề nghị không đưa quy định xử phạt vào dự thảo lần 3...”.
Đồng quan điểm này, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ GTVT) Trịnh Minh Hiền cho rằng, hành vi không sang tên đổi chủ là vi phạm Luật Giao thông Đường bộ, nhưng hệ thống văn bản chưa chuẩn nên tạm thời chưa đưa vào dự thảo xử phạt.
Tuy nhiên, đại diện phía Bộ Công an không chấp nhận những ý kiến trên. Cục phó CSGT Đường bộ-Đường sắt Trần Sơn Hà phản biện: Những quy định xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ theo quy định, không nộp phí bảo trì đường bộ đều kế thừa từ nhiều nghị định trước đây.
Ông Hà lý giải: “Chỉ khi nâng cao mức xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ, người dân mới phản ứng. Từ nay cho đến 1/7 tới đây, vẫn phải đưa vào để xử phạt”.
Theo đó, một khi phương tiện không chính chủ rất khó để điều tra những vụ án.
“Thực ra, quy định này có lợi cho người dân và cả cơ quan chức năng trong việc bảo vệ tài sản”, ông Hà nói.
Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng kết luận: “Bộ GTVT không chùn tay, mà thấy cần thiết phải dừng lại để lắng nghe ý kiến người dân, nếu không thì tham khảo người dân để làm gì. Điều gì không phù hợp và được đại đa số người dân ủng hộ thì nên thay đổi. Mục tiêu làm luật không phải để xử phạt, tránh khuynh hướng không quản được thì phạt”.
Xử phạt xe không chính chủ từ ngày 1/1/2014.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian xem xét, nghiên cứu, ngày 4/9, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc gửi Chính phủ đề nghị phạt chủ phương tiện thực hiện hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Mức phạt được Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự mô tô (gọi tắt là xe máy) và từ 200.000-400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe máy “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản là xe máy”.
Ngoài ra, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với cá nhân là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô (gọi tắt là xe ô tô) và phạt từ 2-4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, thừa kế tài sản là xe ô tô”.
Dân thêm rối
Được biết, vấn đề xử phạt xe không chính chủ đã khiến dư luận quan tâm từ tháng 4/2013 khi liên tiếp có những thông tin từ các nhà quản lý cho rằng không phạt xe không sang tên đổi chủ, rồi lại có thực hiện quy định phạt từ ngày 15/4. Nhưng sau đó, lãnh đạo Cục Giao thông đường bộ, đường sắt đã lên tiếng là sẽ không xử phạt đối với những trường hợp phạt xe không chính chủ.
Thái độ, thiếu dứt khoát của Bộ GTVT cũng đã khiến nhiều người thêm rối ren khi lúc lên tiếng phản đối thông tư số 11 của Bộ Công an, lúc lại đi tới sự đồng thuận và yêu cầu sửa đổi cho phù hợp.
Trước vấn đề phạt xe không chính chủ này, vào tháng 3/2013, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, “trước khi thực hiện xử phạt phải tháo gỡ mọi khó khăn cho người dân khi làm thủ tục sang tên đổi chủ về cả hai yếu tố là hạ phí trước bạ và giảm thủ tục phiền hà. Đây lại chưa tháo gỡ xong khó khăn đã tính đến chuyện xử phạt”.
"Do đó, phải chờ các chủ trương gỡ khó cho người dân khi sang tên đổi chủ trên đi vào cuộc sống, và tính toán độ trễ nhất định về mặt thời gian vài tháng đến 1 năm, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện hết việc sang tên đổi chủ, thì mới nên tính đến chuyện xử phạt”, ông Hùng đề xuất.
Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Đăng Quang – Trưởng Văn phòng Luật sư Đăng Quang, đoàn Luật sư TP Hà Nội lật lại câu chuyện hạn chế đăng ký xe máy ở một số thành phố thời gian trước đây khiến nhiều người dân chẳng có cách nào khác là phải bà con, bạn bè ở vùng không bị cấm đăng ký, đứng tên giúp. Khi ấy, họ đã phải nộp các loại thuế theo luật định, chỉ có cái tên đăng ký của người khác.
Ông Quang phân tích: “Như vậy, khi chuyển đổi tên họ vẫn phải nộp các loại thuế chuyển dịch, nhưng thực chất là mua xe của chính mình. Bi hài là ở chỗ họ phải nộp hai lần thuế cho chiếc xe mình bỏ tiền ra mua. Vậy những thiệt hại này của người dân do lỗi của cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật vi hiến, nên chăng bây giờ phải bồi thường cho dân”.
Theo Đất Việt