Tính kế từng bước
Lệnh phi là 1 trong những phi tần nổi tiếng nhất của hoàng đế Càn Long. Ít ai biết rằng để có được vị trí quan trọng trong lòng hoàng đế, vị phi tử này đã dày công nghĩ đủ mưu kế.
Tương truyền, sau 1 lần được vua Càn Long sủng hạnh, Lệnh phi liền từ 1 cung nữ một bước trở thành phi tử được hoàng đế sủng ái nhất. Nguyên nhân là trong đêm sủng hạnh đầu tiên đó, phi tử này đã làm cho Càn Long vấn vương đến mức không thể dứt ra.
Theo ghi chép trong sử sách, tên thật của Lệnh phi là Ngụy Giai Thị, cha nàng là 1 viên quan nhỏ, điều kiện gia đình cũng rất tầm thường. Thông qua 1 lần tuyển chọn tú nữ của Phủ Nội Vụ, Ngụy Giai Thị may mắn được chọn và trở thành một trong những nữ nhân của dàn hậu cung của hoàng đế.
Ngụy Giai Thị vốn xuất thân khá thấp kém, lại không có quá nhiều ưu thế so với những tú nữ khác. Vậy tại sao nàng vẫn được chọn? Nguyên nhân là do dàn tú nữ tuyển chọn cho hoàng đế lần đó không đủ, Ngụy Giai Thị may mắn được chọn với lý do để "bổ sung".
Vì được gia nhập hậu cung với lý do như vậy nên địa vị ban đầu của Ngụy Giai Thị rất thấp, chỉ là 1 Đáp ứng (tên gọi 1 phân cấp phi tần).
Hình tượng Lệnh Phi được các diễn viên thể hiện trên phim. (Ảnh: Baidu)
Tuy không có chỗ dựa vững chắc nhưng Ngụy Giai Thị rất có "đầu óc" thức thời. Nàng hiểu rõ được đạo lý "nữ tử không tài là có đức" của xã hội phong kiến nên đã sớm chuẩn bị cho mình những sách lược tốt nhất để từng bước đi lên trong hậu cung.
Gia thế không hiển hách, nhưng Ngụy Giai Thị lại được trời sinh cho 1 dung mạo xinh đẹp. Theo ghi chép trong sử sách, khi mới nhập cung, cung nữ họ Ngụy này được miêu tả với những mỹ từ: Da trắng như tuyết, dáng yểu điệu thướt tha như ngọn liễu,...
Biết được thế mạnh này của mình, Ngụy Giai Thị đã tìm đủ cách để tiếp cận vua Càn Long. Sau nhiều lần cố ý tiếp cận vua không thành, may mắn cuối cùng đã đến.
Trong 1 lần đi loanh quanh vô định trong hoàng cung, vua Càn Long đã vô tình trông thấy Ngụy Giai Thị. Và đã bị vẻ đẹp của nữ tử này làm cho say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Những "bông hoa" trong hoàng cung đều thuộc về hoàng đế, chỉ cần hoàng đế thích thì có thể ngắt hái thưởng thức bất cứ lúc nào.
Lệnh Phi dở chiêu độc trong đêm thị tẩm
Sau giây phút thẫn thờ trước vẻ đẹp của Ngụy Giai Thị, Càn Long đã lập tức triệu nàng đến thị tẩm vào tối đó. Ngụy Giai Thị chính thức đạt được mục đích.
Đêm thị tẩm ấy, nàng thậm chí còn làm cho vua Càn Long say đắm, vui đến mức quên lối về, vấn vương không thôi.
Các phi tử luôn nghĩ đủ cách để chiếm lấy trái tim của hoàng đế. (Ảnh minh họa: Baidu)
Là chủ nhân của hậu cung, nhưng Càn Long cũng không hay biết rằng cảm xúc hưng phấn mà vua tận hưởng hôm ấy vốn không phải phát sinh tự nhiên. Thực tế, mọi việc đều do một tay Ngụy Giai Thị dày công sắp đặt.
Nguyên nhân là Ngụy Giai Thị nắm bắt rất rõ tâm lý và khát vọng muốn chinh phục của người đàn ông. Hơn nữa, Càn Long còn là 1 hoàng đế, ham muốn chinh phục của ông càng mạnh mẽ hơn bất cứ ai.
Trong đêm thị tẩm, có thể nói là vua Càn Long cưỡng chế Ngụy Giai Thị, bởi nàng không hề nghe lời như những người phụ nữ khác mà vua từng sủng hạnh.
Tuy nhiên, người phụ nữ này lại không hề tỏ ra hoang mang hay kêu gào la hét. Trái lại, nàng còn dùng 1 trò hiểm để khơi gợi khát vọng của nhà vua.
Lệnh phi từ 1 cung nữ thấp kém trở thành Quý phi được Càn Long sủng ái nhất. (Ảnh: Baidu)
Đó là không tỏ ra quá phục tùng, cũng không quá chủ động tiếp nhận, song song lại tỏ ra yếu đuối. Càn Long thân là 1 hoàng đế nắm trong tay tất cả, vậy mà lại gặp chút trở ngại trong việc chinh phục 1 người phụ nữ.
Điều này không những không làm cho vua Càn Long tức giận mà còn làm ông càng cảm thấy hưng phấn.
Cứ như vậy, Ngụy Giai Thị duy trì trạng thái "vừa buông vừa thả" trong đêm được sủng hạnh lần đầu đó và khiến vua Càn Long chết mê chết mệt.
Thành công lấy được trái tim vua ngay từ đêm thị tẩm đầu tiên, Ngụy Giai Thị đã 1 bước trèo lên cao. Con đường thăng tiến trong hậu cung của nàng không ngừng tăng lên.
Chẳng ai ngờ, Lệnh phi (Ngụy Giai Thị) từ 1 cung nữ có thân phận thấp kém được bổ sung vào dàn hậu cung vì số người tham gia không đủ, vỏn vẹn trong thời gian 3 năm đã trở thành một Quý phi danh giá.
Sau này, Lệnh Phi đã sinh cho vua Càn Long tổng cộng 6 người con. Trong đó, một trong những người con của phi tử này - Thập Ngũ A Ca Vĩnh Diễm đã trở thành người kế vị của Càn Long (hoàng đế Gia Khánh sau này).
Theo Pháp luật và Bạn đọc