Khi cả thế giới đang gồng mình, chạy đua tìm kiếm vaccine nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19 và đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường thì ở nước Mỹ, người ta còn phải đối mặt với một làn sóng mang tên "kỳ thị người gốc Á", mà cũng chỉ vì Covid-19.

Những cú đấm, cái tát, những lời chửi rủa miệt thị và cả tiếng súng đã nổ ra nhắm vào người gốc Á cướp đi 8 mạng người, khiến dư luận sục sôi phẫn nộ và đẩy nhiều người sống trong cảnh lo âu, sợ hãi...

Sau khi tin tức về vụ xả súng điên cuồng tại 3 tiệm spa ở phía Bắc thành phố Atlanta, bang Georgia (Mỹ) xảy ra vào đêm 16/3 khiến 8 người chết, trong đó có 6 phụ nữ châu Á, lan tràn trên các mặt báo và kênh truyền hình, nỗi lo sợ của những người Mỹ gốc Á lại tăng lên bội phần.

Bởi không ai biết được nạn nhân tiếp theo sẽ là ai, cũng chẳng ai biết đến khi nào cơn hoạn nạn này mới chấm dứt, chỉ biết rằng cứ bước chân ra khỏi nhà là phải đề phòng, cảnh giác, nhìn trước ngó sau như thể mình là một "tội đồ".

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-1
Hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở bang Georgia, trong đó có nhiều người gốc Á thiệt mạng.

Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Atlanta xác nhận 4/8 nạn nhân là người gốc Hàn Quốc dù chưa rõ quốc tịch của họ. Nghi phạm gây án là thanh niên 21 tuổi tên Robert Aaron Long nhanh chóng đã bị bắt giữ. Hắn khai với cảnh sát động cơ gây án không phải vì phân biệt chủng tộc mà để "xóa bỏ" ham muốn bị thôi thúc vì chứng nghiện tình dục.

Tuy nhiên, bất kể nghi phạm khai nhận với nhà chức trách như thế nào, với rất nhiều người gốc Á, họ vẫn thấy ở đây là câu chuyện của "một kẻ phân biệt chủng tộc da trắng đã giết chết 6 phụ nữ gốc Á".

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-2

Khi dư luận còn chưa hết "sục sôi" vì vụ xả súng thì sáng 17/3, trên mạng xã hội lại lan truyền chóng mặt đoạn clip một cụ bà người gốc Á tự tay cầm bịch nước đá chườm vào vết thương vừa nhăn nhó kể lại chuyện "phản công" của mình. Hóa ra, cụ bà 73 tuổi ấy buộc phải phản kháng khi bị một thanh niên tấn công vô cớ trên đường.

Sau màn "ăn miếng trả miếng ấy", người nằm trên cáng để được đưa đến bệnh viện lại chính là kẻ tấn công, còn cụ bà chỉ bị thương nhẹ. Chẳng biết cụ khỏe thật hay vì nỗi ấm ức, tức giận dồn nén mà cụ "đánh phát nào trúng phát ấy", chỉ biết rằng đó là một sự thật đáng buồn đang diễn ra tại xứ sở cờ hoa.

Cũng trong sáng 17/3 ấy, một cụ ông châu Á 83 tuổi cũng trở thành nạn nhân của vụ hành hung.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-3
Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-4Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-5Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-6

Nỗi ám ảnh của 3 cha con "chết hụt" vì bị tấn công bất ngờ

Đó là một buổi tối thứ 7 vào tháng 3/2020, khi Covid-19 khiến người dân đi mua sắm trong hoảng loạn trên toàn nước Mỹ. Cung - một người đàn ông người Mỹ gốc Myanmar lúc này đang cùng 2 con mua gạo, tìm kiếm mức giá rẻ nhất.

Gia đình Cung đến quầy thịt của cửa hàng Sam's Club, tại đây đột nhiên anh nhận một cú đấm vào gáy. Một gã đàn ông chẳng quen biết đã làm điều đó. Gã dùng dao rạch một đường lên mặt anh và rời đi, nhưng nhanh chóng quay trở lại sau đó và tấn công cả cậu con trai 6 tuổi của Cung. Cậu bé bị rạch một đường ở tai phải, kéo dài lên gần mắt.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-7
Anh Bawi Cung và các con, nạn nhân của vụ tấn công ở Midland, Texas.

Theo báo cáo điều tra của FBI, gã đàn ông tấn công Cung tin rằng gia đình anh tới từ Trung Quốc và khiến virus lây lan nên tấn công để trả thù. Cung cho biết, anh cũng không dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân viên của cửa hàng - Zach Owen - không kịp thời can ngăn.

"Có thể tôi sẽ phản kháng và giết gã đó. Hoặc gã đó giết chết cả gia đình tôi. Tôi không biết nữa", Cung chia sẻ. "Chúa đã bảo vệ chúng tôi. Chúa đã gửi Zach tới để làm điều đó vào đúng thời điểm".

Zach Owen khi vào ngăn cản cũng bị đâm vào chân và phải nhận một vết chém khá sâu ở tay phải. Anh đã phối hợp cùng nhân viên an ninh để bắt giữ nghi phạm, sau này được xác định là Jose Gomez (19 tuổi).

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-8

Đã gần 1 năm trôi qua kể từ ngày định mệnh khi 3 cha con nhà anh Bawi Cung suýt bị đâm đến chết tại một cửa hàng ở Midland, Texas. Đến nay, cha con anh vẫn đang mang trên mình những vết sẹo lớn không thể xóa trên cơ thể, nhưng đau đớn hơn cả vẫn là vết thương lòng, nỗi ám ảnh dai dẳng cứ đeo bám, hủy hoại tuổi thơ trong sáng của những đứa trẻ, khiến người cha sống trong nơm nớp lo sợ.

Anh Cung không thể bước vào bất kỳ cửa hàng nào mà không cẩn trọng quan sát xung quanh. Cậu con trai 6 tuổi của anh thì sợ phải ngủ một mình, đứa trẻ cũng không thể cử động một bên lông mày vì vết thương ngày ấy.

Đâu chỉ là nỗi đau đớn về thể xác

Không chỉ là tấn công thể xác, người gốc Á tại Mỹ còn phải chịu đựng sự tra tấn về tinh thần. Tháng 4/2020, một vụ việc như thế đã xảy ra tại Richmond, bang California (Mỹ). Nạn nhân là Kelly Yang (36 tuổi) và cậu con trai nhỏ của cô. Nó đã đẩy Kelly vào tình thế không biết phải giải quyết như thế nào và cô đã chọn cách ngồi xuống nói chuyện với 2 con về vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-9
Kelly Yang đã rất đau khổ khi phải nói với các con những điều cô không bao giờ muốn.

Khi đó, một cặp vợ chồng da trắng lớn tuổi vì khó chịu với chú chó thả rông của Kelly. Họ lớn tiếng quát gia đình cô là "bọn phương Đông". Chưa dừng lại ở đó, họ còn thốt ra một câu mà cộng đồng người gốc Á rất sợ: "Cút về quê của chúng mày đi!".

Hai con của cô - một bé trai 10 tuổi và bé gái 6 tuổi - ngơ ngác nhìn và chúng tỏ ra thắc mắc về câu nói của cặp vợ chồng đó. Kelly đau lòng như chết trong ruột trong gan, cô buộc giải thích cho các con rằng nó có nghĩa "Hãy trở về châu Á. Nghĩa là chúng ta không được chào đón ở đây con à".

Con trai cô đã bật khóc nức nở. Đứa trẻ có tội tình gì khi sinh ra trên đất Mỹ và chúng chẳng gây ra tội lỗi gì ngoài việc ăn, ngủ học hành ngoan ngoãn.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-10

"Tôi không biết cần phải làm gì", Kelly kể lại. "Nhưng tôi biết rằng cần thảo luận về nó, thừa nhận nó và ghi nhớ, cũng là thứ chúng ta làm khi có chiến tranh. Chúng ta phải ghi nhớ những gì đã xảy ra".

Những con số thực sự đáng sợ

Mới đây, vào ngày 16/3, một báo cáo của tổ chức Stop Asian American Pacific Islander (AAPI) - một tổ chức tổng hợp hàng đầu về các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á - cho biết từ 19/3/2020 tới 28/2/2021 họ đã nhận được thông tin về tổng cộng 3.795 vụ kỳ thị đối với người châu Á trên toàn nước Mỹ. Một con số không hề nhỏ cho thấy người Mỹ gốc Á đang ở trong tình trạng nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Các hình thức kỳ thị bao gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-11

Các hình thức quấy rối bằng lời nói chiếm 68,1%, né tránh chiếm 20,5% và hành hung thân thể 11,1%. Số nạn nhân của các vụ kỳ thị nhiều gấp 2-3 lần so với nam giới.

Theo báo cáo, các doanh nghiệp là nơi diễn ra chủ yếu các vụ phân biệt đối xử (35,4%), đường phố công cộng (25,3%) và công viên công cộng (9,8%). Kỳ thị trực tuyến chiếm 10,8% tổng số vụ. Có 1.691 trong tổng số vụ (44,56 %) diễn ra ở California, 517 vụ (13,62 %) ở bang New York.

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Hận thù và Chủ nghĩa cực đoan, một trung tâm nghiên cứu phi đảng phái, công bố vào đầu tháng 3 vừa qua cho thấy tội ác căm thù được báo cáo chống lại người Mỹ gốc Á tại 16 thành phố lớn của Mỹ đã tăng 149% từ năm 2019 đến năm 2020.

Những người ủng hộ cộng đồng nói rằng sự gia tăng phần lớn là do người Mỹ gốc Á bị đổ lỗi cho việc mang virus corona gây ra đại dịch Covid-19 đến Mỹ.

Russell Jeung, giáo sư Nghiên cứu về người Mỹ gốc Á tại Đại học State San Francisco và là người sáng lập tổ chức AAPI, cho biết: “Chúng tôi đang bị bao vây, cộng đồng bị tổn thương".

Phải làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á hôm 18/3 đã kêu gọi các quan chức chính phủ Mỹ hành động nhiều hơn nữa, có những biện pháp rắn để bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng của họ, và hashtag #StopAsianHate (ngưng thù ghét người Châu Á) đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Frank Wu, hiệu trưởng của trường đại học Queens thuộc Đại học thành phố New York, người chuyên nghiên cứu chống phân biệt đối xử với cộng đồng người gốc Á ở Mỹ nhận định: “Người Mỹ gốc Á sợ rời khỏi nhà của họ, và không chỉ vì bệnh tật. Họ sợ phải rời khỏi nhà bởi vì có một rủi ro thực sự, chỉ cần đi bộ xuống phố liên quan đến công việc kinh doanh riêng, họ sẽ bị đổ lỗi gây ra một đại dịch toàn cầu và người ta sẽ đuổi theo tấn công".

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-12Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-13Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-14

Gần một nửa số vụ thù ghét chống lại người châu Á được ghi lại bởi Stop AAPI Hate xảy ra ở bang California, nơi người Mỹ gốc Á chiếm khoảng 15% dân số.

Ronald Lisam, một người Mỹ gốc Hoa 45 tuổi đang mua sắm tạp hóa ở Khu Phố Tàu của San Francisco hôm 17/3 cho biết anh đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của mình ở nơi công cộng. “Ngày nào tôi cũng lo lắng về việc bị tấn công, cướp giật, hành hung”, anh nói.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: 6 sinh mạng bị cướp, gần 4.000 người bị xúc phạm-15

Sau loạt tấn công ở thành phố Atlanta, cộng đồng người Mỹ gốc Á tại khu vực Vịnh San Francisco ngoài việc kêu gọi cảnh sát tăng cường tuần tra nhiều hơn cũng đã thảo luận về giải pháp để cộng đồng có thể tự bảo vệ mình.

Còn theo tờ New York Times, vì quá phẫn nộ trước các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á, một chủ tiệm kinh doanh là ông Max Leung ở thành phố San Francisco, đã thành lập nhóm SF Peace Collective - hoạt động như một tổ chức dân phòng thường xuyên tuần tra các khu vực sinh sống của người gốc Á.

Nhóm này cũng phát còi và tờ rơi để người dân trong vùng hiểu rõ các tội thù địch chủng tộc bị xử phạt như thế nào và cách để lên tiếng tố cáo đòi công bằng cho bản thân.

Theo Pháp luật & Bạn đọc