Lau bàn thờ đừng dùng nước lã, 'giải uế' theo cách tổ tiên ưng lòng

Bạn nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh để lau bàn thờ, bài vị cũng như lư hương. Tổ tiên sẽ ban phước lành, lộc lá cho gia chủ.

Theo văn hóa tâm linh, bàn thờ là nơi mọi người thờ cúng tổ tiên, thần Phật vừa để tỏ lòng nhớ thương, biết ơn vừa để cầu tài lộc, may mắn. Bởi vậy, việc dọn dẹp bàn thờ không hề đơn giản, phải biết cách dọn làm sao cho đúng, cho sạch nhất.

Lau bàn thờ đừng dùng nước lã, giải uế theo cách tổ tiên ưng lòng-1

Theo lời các chuyên gia phong thủy, việc mọi người dùng khăn với nước lã lau bàn thờ là sai lầm. Muốn tổ tiên ban phước lành, lộc lá thì phải dùng một trong số những loại nước dưới đây:

Nước rượu pha gừng

Khi lau dọn bàn thờ, đặc biệt là lau bài vị hay tượng thờ thì tuyệt đối không được dùng nước lạnh mà phải dùng rượu pha loãng với gừng giã nhỏ.

Theo quan niệm dân gian thì gừng và rượu có công dụng trừ tà rất tốt, nó sẽ giúp loại bỏ những vết bẩn, tẩy uế, đuổi sạch xui xẻo của năm cũ đi. Nhờ vậy, bàn thờ mới được sạch sẽ, thoáng mát để sẵn sàng đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Nước rượu pha tỏi

Cũng giống như gừng, tỏi pha rượu không chỉ tẩy vết bẩn bám dính hiệu quả mà còn giúp cho bài vị, bát hương, bát đựng đồ lễ, chén rượu... sạch bong như mới.

Không phải cứ Tết mới dùng, mọi người có thể ngâm sẵn rượu tỏi để lau dọn bàn thờ thường xuyên, việc này sẽ giúp xua đi những vận xấu đang đeo bám, mang lại luồng khí mới tốt đẹp hơn.

Lau bàn thờ đừng dùng nước lã, giải uế theo cách tổ tiên ưng lòng-2

Nước thảo dược

Nước thảo dược hay còn được gọi là nước bao sái, gồm 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn). Để có được thứ nước này, mọi người đun sôi 1,5 lít nước, sau đó cho các nguyên liệu kể trên vào, đun tiếp 2 phút rồi tắt bếp để âm.

Lấy nước thảo dược lau dọn bàn thờ và đồ cúng, chú ý lau cẩn thận, tỉ mỉ để tránh rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm gia tiên.

Nước ấm

Nếu trong nhà bạn không có sẵn những nguyên liệu trên thì chị em nhớ dùng nước ấm (đun sôi để nguội) để lau dọn bàn thờ. Khi lau nhớ phải lau bài vị trước rồi mới đến bát hương để tránh bị hao tài. Khi đặt xuống nhớ đặt bài vị, bát hương của thần Phật trước rồi mới tới tổ tiên.

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ:

Thời gian lau dọn 

Thông thường, việc lau dọn bàn thờ cần dựa vào dịp lễ, Tết, tuy nhiên, ngày nay mọi người đặt hai chữ "thành tâm" lên trên tất cả. Do đó, không chỉ những ngày rằm, mùng 1, giỗ chạp, lễ quan trọng mà ngay cả ngày thường, nếu thấy bàn thờ quá bụi bẩn, tốt nhất nên lau dọn luôn để giữ nơi đây lúc nào cũng sạch sẽ, trang nghiêm.

Có như vậy thì tổ tiên, thần Phật mới thấy được tấm lòng thành kính mà ban phước cho gia chủ.

Người lau dọn bàn thờ

Từ trước tới nay người ta luôn quan niệm rằng người lau dọn bàn thờ phải là gia chủ, đại diện cho gia đình. Thế nhưng, theo các chuyên gia phong thủy thì chỉ cần là thành viên trong gia đình, ai làm việc này cũng được.

Chỉ có một số lưu ý nhỏ là trước khi dọn dẹp thì phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đàng hoàng, chỉn chu và thật thành tâm.

Kiêng kỵ khi dọn bàn thờ 

Không được di chuyển chân hương tùy tiện bởi nó sẽ ảnh hưởng tới may mắn của gia chủ. Không tự ý tỉa và đổ chân hương. Ngoài ra còn một số điều cấm nữa như không làm vỡ đồ, không nói tục chửi bậy, không to tiếng làm ảnh hưởng tới "bề trên".

* Thông tin mang tính chất tham khảo 

Theo Xe và Thể thao 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/lau-ban-tho-dung-dung-nuoc-la-hoa-thu-nay-vao-de-giai-ue-to-tien-cung-ung-long-ban-loc-lon.html

phong thủy bàn thờ

Tin tức mới nhất