Dùng nước ấm hoặc rượu pha gừng, tỏi để lau bàn thờ

Điều đầu tiên cần làm trong việc bày trí bàn thờ là phải giữ cho nó luôn sạch sẽ. Trước khi dọn dẹp, chúng ta phải tắm thật sạch sẽ, chuẩn bị một đĩa trái cây và thắp hương thông báo cho ông bà tổ tiên biết rằng mình sắp lau dọn bàn thờ để tránh gặp những điều kém may mắn.

Lau dọn bàn thờ ngày Rằm: Dùng nước lã là sai, đây mới là loại nước chuẩn nhất để tổ tiên ưng lòng-1

Đặc biệt khi lau bài vị hay tượng thờ phải dùng nước ấm chứ không được dùng nước lạnh, có thể dùng rượu hòa với gừng hoặc tỏi được giã nhỏ để lau bàn thờ. Vì theo dân gian lưu truyền, tỏi và gừng có công dụng trừ tà hiệu quả, khi pha pha với rượu và dùng nó để lau bàn thờ sẽ giúp tẩy uế, đuổi sạch những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón một năm mới đầy an khang, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, tỏi và gừng còn là những nguyên liệu tẩy vết bẩn hiệu quả nên khi dùng để lau bài vị hay tượng thờ sẽ giúp chúng trắng sạch như mới.

Bên cạnh đó, chúng ta phải chuẩn bị một chiếc bàn được phủ tấm vải đỏ để đặt bài vị lên đó, chờ sau khi hương cháy hết mới được bắt đầu công việc. Nếu trên bàn thờ có cả bài vị của các vị thần Phật và tổ tiên, phải lấy bài vị của thần Phật xuống trước và đặt ở phía cao hơn hoặc đặt ở hai nơi riêng biệt.

Khi lau bàn thờ phải nhớ lau bài vị trước rồi mới đến lư hương và đặc biệt không được bỏ cát vào lư hương để tránh bị hao tài. Khi đặt bài vị hay lư hương lên bàn thờ đều phải đặt của các vị thần Phật trước rồi mới đến tổ tiên.

Những kiêng kị khi lau dọn (bao sái) bàn thờ

Lau dọn bàn thờ ngày Rằm: Dùng nước lã là sai, đây mới là loại nước chuẩn nhất để tổ tiên ưng lòng-2

Di chuyển bát chân hương tùy tiện

Người xưa quan niệm rằng nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển, nếu có di chuyển phải làm đúng theo hướng dẫn trên.

Tỉa và đổ chân hương sai cách

Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không hề đơn giản vì tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán.

Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí

Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa cần phải nhớ thật kĩ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.

Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả đồ cũ ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ, nếu không thì nên hóa những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi chứ không nên vứt linh tinh, vừa phạm yếu tố tâm linh, vừa gây ô nhiễm môi trường.

Tuyệt đối không được làm đổ vỡ đồ thờ vì đồ thờ cúng là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với các vị thần linh và tổ tiên đã khuất. Theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Vị trí bên trái bàn thờ là vị trí quyết định tài vận và hòa khí gia đình, nếu bạn để nơi này bừa bộn hoặc để những vật không cần thiết ở đây thì đời sống vợ chồng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, làm lụng mãi vẫn không khá lên được.

Theo Khoe&dep