Có thể vẫn quá tải
Chiều 13.1, theo phản ánh của anh Thanh Tường (Hà Đông, Hà Nội) anh đến rút tiền tại 3 cây ATM của một ngân hàng lớn nằm trên đường Bà Triệu (Hà Đông) đều thấy báo lỗi, ngừng hoạt động.
Tình trạng các cây ATM “chết” đồng loạt trong dịp Tết luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Thời điểm này, mặc dù đã có phản ánh nơi này, nơi kia xuất hiện cây ATM “chết”, ngừng giao dịch có khi kéo dài tới hai ngày với lý do “sửa chữa, bảo dưỡng”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Dân Việt, tình trạng này hiện chưa xảy ra ồ ạt hay đồng loạt. Nhưng liệu có tái diễn tình trạng này như mọi năm hay không thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Các cây ATM thường xuyên quá tải dịp lễ tết. Ảnh: Trung Thành
Trả lời câu hỏi này, đại diện phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - bà Hoàng Tuyết Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết: Do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân phổ biến nên các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là rút tiền mặt (chiếm 80% tổng số giao dịch). Trong dịp lễ tết, nhu cầu rút tiền qua ATM gia tăng có thể dẫn tới tình trạng quá tải.
Cũng trả lời về lo ngại về việc các máy ATM tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân sẽ quá tải, ông Đào Minh Tú - Phó thống đốc NHNN khẳng định NHNN đã xem xét cho phép một số ngân hàng tổ chức triển khai dịch vụ ATM lưu động nhằm hỗ trợ giảm tải cho các ATM cố định, nhất là trong thời gian cao điểm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc người dân thường ồ ạt rút tiền tại các cây ATM dịp gần những ngày lễ Tết gây tình trạng quá tải, thậm chí gây bị động cho các ngân hàng là do thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp. Tiền chỉ đủ tiêu là chính nên có bao nhiêu tiền là rút hết để tiêu. Cộng thêm với đó là đặc điểm nền kinh tế vẫn nặng về tiền mặt. Mặc dù tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã tăng cao trong mấy năm gần đây nhưng việc sử dụng hiệu quả theo đúng chức năng thì còn hạn chế.
Để giải quyết vấn đề tận gốc, loại bỏ tình trạng mỗi dịp lễ Tết lương, thưởng kẹt trong cây ATM, theo ông Hiếu, ngoài việc các ngân hàng phải hoàn thiện tốt hơn khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp thì từ phía người dân cũng cần có sự thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Không nên rút tiền một lần mà nên có kế hoạch phân bổ, dàn trải và làm quen với phương thức “chi tiêu không dùng tiền mặt” thông qua các hình thức chuyển khoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
“Đặc biệt, với các người dân ở khu vực nông thôn, tỷ lệ các cây ATM không nhiều thì cần tìm hiểu nắm rõ vị trí khu vực có cây ATM để chủ động”, ông Hiếu nói.
Doanh nghiệp và người dân cùng sốt ruột
Là giám đốc một Công ty TNHH chuyên kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông có trụ sở tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), anh Thanh Hải chia sẻ: “300 nhân viên công ty thì toàn người lao động trẻ, ngoại tỉnh nên tôi rất hiểu khó khăn của họ khi phải rút tiền những ngày cận Tết quá. Nhưng một vài năm gần đây do tình trạng kinh doanh khó khăn, trước Tết cả tháng là đã bắt đầu lo xoay tiền để trả lương thưởng cho nhân viên mà vẫn bị chậm”.
Dù biết trả lương thưởng sớm cho nhân viên sẽ giúp họ đỡ bị động, lúng túng trong chi tiêu và rút tiền khỏi tài khoản nhưng trong điều kiện khó khăn thì các công ty, doanh nghiệp cũng đành chịu. “Năm trước tôi cũng tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian đến quầy tại ngân hàng rút tiền trực tiếp chứ không đợi rút tiền tại cây ATM”, anh Hải cho biết.
Trong khi đó, chị Anh Thư - nhân viên Công ty kinh doanh dược phẩm tại Hà Nội ngậm ngùi: “Là người làm công ăn lương cứ mỗi dịp lễ tết là rất mong nhận được lương thưởng. Nhiều khi không cần sớm quá, chỉ cần trước đó 10 ngày, nửa tháng là tốt lắm rồi. Thế nhưng đôi khi chúng tôi cũng thông cảm vì nhiều khi gần sát Tết mà tiền trong tài khoản công ty vẫn chưa có thì lấy đâu mà trả cho nhân viên sớm được, nên đành chờ”.
Anh Huy Hùng - Giám đốc Công ty kinh doanh vận tải tại Hà Nội tiết lộ kế hoạch năm nay Công ty phấn đấu trả lương thưởng cho nhân viên trước ngày ông Công ông Táo vì rất hiểu người lao động nào cũng mong biết sớm khoản thưởng để có kế hoạch chi tiêu.
Chiều 13.1, theo phản ánh của anh Thanh Tường (Hà Đông, Hà Nội) anh đến rút tiền tại 3 cây ATM của một ngân hàng lớn nằm trên đường Bà Triệu (Hà Đông) đều thấy báo lỗi, ngừng hoạt động.
Tình trạng các cây ATM “chết” đồng loạt trong dịp Tết luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Thời điểm này, mặc dù đã có phản ánh nơi này, nơi kia xuất hiện cây ATM “chết”, ngừng giao dịch có khi kéo dài tới hai ngày với lý do “sửa chữa, bảo dưỡng”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Dân Việt, tình trạng này hiện chưa xảy ra ồ ạt hay đồng loạt. Nhưng liệu có tái diễn tình trạng này như mọi năm hay không thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Các cây ATM thường xuyên quá tải dịp lễ tết. Ảnh: Trung Thành
Trả lời câu hỏi này, đại diện phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - bà Hoàng Tuyết Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết: Do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân phổ biến nên các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là rút tiền mặt (chiếm 80% tổng số giao dịch). Trong dịp lễ tết, nhu cầu rút tiền qua ATM gia tăng có thể dẫn tới tình trạng quá tải.
Cũng trả lời về lo ngại về việc các máy ATM tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân sẽ quá tải, ông Đào Minh Tú - Phó thống đốc NHNN khẳng định NHNN đã xem xét cho phép một số ngân hàng tổ chức triển khai dịch vụ ATM lưu động nhằm hỗ trợ giảm tải cho các ATM cố định, nhất là trong thời gian cao điểm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc người dân thường ồ ạt rút tiền tại các cây ATM dịp gần những ngày lễ Tết gây tình trạng quá tải, thậm chí gây bị động cho các ngân hàng là do thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp. Tiền chỉ đủ tiêu là chính nên có bao nhiêu tiền là rút hết để tiêu. Cộng thêm với đó là đặc điểm nền kinh tế vẫn nặng về tiền mặt. Mặc dù tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã tăng cao trong mấy năm gần đây nhưng việc sử dụng hiệu quả theo đúng chức năng thì còn hạn chế.
Để giải quyết vấn đề tận gốc, loại bỏ tình trạng mỗi dịp lễ Tết lương, thưởng kẹt trong cây ATM, theo ông Hiếu, ngoài việc các ngân hàng phải hoàn thiện tốt hơn khả năng phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp thì từ phía người dân cũng cần có sự thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Không nên rút tiền một lần mà nên có kế hoạch phân bổ, dàn trải và làm quen với phương thức “chi tiêu không dùng tiền mặt” thông qua các hình thức chuyển khoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
“Đặc biệt, với các người dân ở khu vực nông thôn, tỷ lệ các cây ATM không nhiều thì cần tìm hiểu nắm rõ vị trí khu vực có cây ATM để chủ động”, ông Hiếu nói.
Doanh nghiệp và người dân cùng sốt ruột
Là giám đốc một Công ty TNHH chuyên kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông có trụ sở tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), anh Thanh Hải chia sẻ: “300 nhân viên công ty thì toàn người lao động trẻ, ngoại tỉnh nên tôi rất hiểu khó khăn của họ khi phải rút tiền những ngày cận Tết quá. Nhưng một vài năm gần đây do tình trạng kinh doanh khó khăn, trước Tết cả tháng là đã bắt đầu lo xoay tiền để trả lương thưởng cho nhân viên mà vẫn bị chậm”.
Dù biết trả lương thưởng sớm cho nhân viên sẽ giúp họ đỡ bị động, lúng túng trong chi tiêu và rút tiền khỏi tài khoản nhưng trong điều kiện khó khăn thì các công ty, doanh nghiệp cũng đành chịu. “Năm trước tôi cũng tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian đến quầy tại ngân hàng rút tiền trực tiếp chứ không đợi rút tiền tại cây ATM”, anh Hải cho biết.
Trong khi đó, chị Anh Thư - nhân viên Công ty kinh doanh dược phẩm tại Hà Nội ngậm ngùi: “Là người làm công ăn lương cứ mỗi dịp lễ tết là rất mong nhận được lương thưởng. Nhiều khi không cần sớm quá, chỉ cần trước đó 10 ngày, nửa tháng là tốt lắm rồi. Thế nhưng đôi khi chúng tôi cũng thông cảm vì nhiều khi gần sát Tết mà tiền trong tài khoản công ty vẫn chưa có thì lấy đâu mà trả cho nhân viên sớm được, nên đành chờ”.
Anh Huy Hùng - Giám đốc Công ty kinh doanh vận tải tại Hà Nội tiết lộ kế hoạch năm nay Công ty phấn đấu trả lương thưởng cho nhân viên trước ngày ông Công ông Táo vì rất hiểu người lao động nào cũng mong biết sớm khoản thưởng để có kế hoạch chi tiêu.
Theo Danviet.vn