Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Cũng như các triều đại khác, nhà Thanh từng trải qua quá trình dài đầy thăng trầm, từ thời kỳ thịnh vượng cho đến lúc suy tàn. Sự suy tàn cuối cùng của Nhà Thanh có mối quan hệ mật thiết với một nhân vật quan trọng trong lịch sử, đó là Thái hậu Từ Hi. Với sự tham lam quyền lực, ham mê hưởng lạc của bà, đã khiến nhà Thanh phải nhận kết cục đầy đau thương.
Theo lịch sử ghi lại, Từ Hi Thái hậu không biết nỗi khổ của người dân, bà chỉ biết rằng mình tham lam lạc thú. Điều này khiến nhiều người cho rằng Từ Hi thật ghê tởm và là một “mụ phù thủy già” chuyên mang tai họa đến cho đất nước và nhân dân.
Chân dung Từ Hi Thái hậu.
Ngoài ra, Từ Hi Thái hậu cũng được ghi chép lại là một người xinh đẹp. Theo dó, bà từng nhận được sử sủng ái vô hạn từ hoàng đế Hàm Phong. Có thể nói, nếu bà không đẹp, thì cũng không thể nhận được sự ưu ái đến thế. Đối với điều này, Từ Hi Thái Hậu có thể nói là tương đối tự tin, bà còn từng tự hào nói rằng: "Cung nữ theo ta là vì đẹp".
Nói cách khác, lúc đó người trong cung đều lấy Từ Hi làm tiêu chuẩn thẩm mỹ. Tiếc là hầu hết các bức ảnh lưu truyền sau khi nhà Thanh sụp đổ đều từ khoảng năm 1900 về sau. Từ Hi lúc này mới bắt đầu biết đến máy chụp ảnh thì đã hơn 60 tuổi. Cho nên dù bà lưu lại không ít hình ảnh thì cũng đều đã là một bà lão, khó tránh khỏi khiến người khác nghi ngờ về ngoại hình của bà khi còn trẻ.
Tuy người đời sau đối với dung mạo của Từ Hi có nhiều tranh luận thì hậu duệ của bà là Diệp Hách Na Lạp Thù Hoằng đã chứng minh lời Từ Hi nói cũng không hoàn toàn là sai. Từ Hi chỉ có một người con trai là hoàng đế Đồng Trị, mà ông lại không có con cái, vậy nên Thù Hoằng là huyết mạch thuộc gia tộc nhà Từ Hi. Dòng họ Diệp Hách Na Lạp to lớn phức tạp, tuy Thù Hoằng mang họ Diệp Hách Na Lạp, nhưng mẹ của bà mới thực sự là đời con cháu của Từ Hi, lên trên nữa còn có Nhị đệ của Từ Hi là Diệp Hách Na Lạp Quế Tường.
Cháu gái đời thứ 5 của Từ Hi Thái hậu.
Thế nên, Thù Hoằng phải gọi Quế Tường là ông cụ họ ngoại, còn Từ Hi Thái hậu cũng là bà cụ họ ngoại của bà, với thân phận này nếu đặt trong thời Thanh thì ít nhất bà cũng được gọi là Cách Cách (công chúa). Hơn nữa, cho dù Thù Hoằng đã là cháu gái đời thứ 5 của Từ Hi, mắt của bà vẫn rất giống Từ Hi, cũng rất xinh đẹp, cũng được di truyền những ưu điểm của Từ Hi.
Trên thực tế, Thù Hoằng sinh năm 1969, hiện đã 52 tuổi nhưng bà vẫn giữ được một mái tóc đen, khí chất ngời ngời, nhìn bề ngoài bà còn trẻ hơn so với tuổi thật rất nhiều, điểm này cũng giống với Từ Hi. Trước kia từng có một họa sĩ vẽ tranh chân dung cho Từ Hi, ông nói trông Từ Hi như chỉ mới hơn 40 tuổi, khi nói chuyện khiến người đối diện cảm thấy vui vẻ, thoải mái, nhưng khi ấy Từ Hi đã gần 60 tuổi rồi.
Thù Hoằng.
Vì quan hệ gia đình, Thù Hoằng từ nhỏ đã nhận được nền giáo dục vô cùng tốt. Cậu của Thù Hoằng là cháu chắt họ nội của Từ Hi, cũng là người thừa kế duy nhất thể thư pháp Quan Các của hai nền văn hóa Hán Mãn Hoàng Gia. Từ nhỏ, Thù Hoằng đã đi theo cậu mình học thư pháp nên bà sở hữu khả năng viết chữ rất đẹp. Và Từ Hi năm đó cũng dựa vào tài năng thư pháp đã được vua Hàm Phong sủng ái.
Trung Quốc có câu tục ngữ “chỉ cần có thi thư đầy mình thì ắt có khí chất tài hoa hơn người”, khí chất của Thù Hoằng cũng rất giống với Từ Hi năm xưa. Cũng chính vì thế nên hồi còn trẻ, Thù Hoằng còn được các bầu show để ý và mời bà đóng phim điện ảnh, đặc biệt là vai Từ Hi, thường xuyên có đạo diễn mời Thù Hoằng vào vai. Nhưng, một người chỉ chung thủy với thư pháp thơ ca như Thù Hoằng đã từ chối những lời mời đó.
Theo Người đưa tin