Loại hoa nhà nào cũng cần có trong ngày tết để khử mọi độc tố, gia đình hạnh phúc, khỏe mạnh

Loại hoa nhà nào cũng cần có trong ngày tết để khử mọi độc tố, gia đình hạnh phúc, khỏe mạnh - hãy chú ý ngay hôm nay.



Hoa cúc

Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ. Chúng có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen – hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn.

Cây lan ý (Peace Lily)

Lan ý là loài thực vật có nguồn gốc tự nhiên ở Đông Nam Á và nhiều vùng nhiệt đới ở châu Mỹ. Cây có khả năng thấm hút các chất ô nhiễm tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn dự định trồng một chậu lan ý trong nhà hoặc văn phòng làm việc của mình, thì hãy bảo đảm rằng, cây cần được giữ ở tình trạng sạch sẽ. Lí do vì, NASA phát hiện, càng bị bám bẩn nhiều, cây càng kém trong việc hút chất gây ô nhiễm.

Lan ý có thể loại bỏ các chất sau trong không khí: amoniăc, benzen (hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn), formaldehyde (chất có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt), TCE, xylene.

Hoa Ly
 

hoa-tet

Hoa Ly được yêu thích trưng trong những ngày tết bởi màu sắc đẹp, có hương thơm nhẹ nhàng, và độ bền cao. Hoa Ly có 2 loại (cả 3 tai và 4 tai), loại đẹp nhất là 4 tai (có cả tai nở, chưa nở, và sắp nở, các tai đều nhau mùi rất thơm). Không chỉ vậy, hoa này còn giúp khử độc trong nhà tương đối hiệu quả.

Hoa sống đời

Cái tên nói lên tất cả. Loài hoa nhỏ nhắn nhưng lại mang màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho cả gia đình. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong ngôi nhà của bạn.

Hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn còn có tên là Hải đằng, và trong Đông y hoa dừa cạn có tên là trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng. Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.

Cây lưỡi hổ (Mother in Law's Tongue)

Các lá dài và sẫm màu của cây lưỡi hổ thải khí sạch vào môi trường vào ban đêm, bổ sung cho hoạt động tương tự của cây cau cảnh, vốn chủ yếu diễn ra vào ban ngày. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn giúp thấm các chất độc hại trong môi trường như benzen, formaldehyde và nitrogen oxide - một loại chất đốt và sản phẩm phụ của hoạt động nông nghiệp, chiếm 6% tổng các khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ.

Theo Khỏe & Đẹp


hoa Tết cây cảnh hạnh phúc Phong thủy

Tin tức mới nhất