Cây cúc tần có tác dụng gì?
Kết quả nghiên cứu y học cho thấy cây cúc tần có tính ấm, thơm, cay và vị đắng. Công dụng lợi tiểu, tiêu ứ, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa, tán phòng hàn, tiêu độc, tiêu độc và giúp ăn ngon miệng. Người ta thường dùng cúc tần chữa đau lưng, thấp khớp, chấn thường, nhức xương, nhức đầu, cảm sốt không ra mồ hôi,....
Thành phần của cây cúc tần
Lá cúc tần chứa acid chlorogenic và tinh dầu. Thành phần lá tươi gồm có 5,7% protid, 15mg% vitamin C, 1% lipid, 4,6mg% caroten, 5,1% cellulos, 2,3mg% P, 2,3% tro, 197mg% Ca, 5mg% Fe.
Món ăn từ cúc tần
Bánh nếp cúc tần
Bột gạo nếp khô hoặc ướt; lá cúc tần (loại bánh tẻ) một nắm rửa sạch, giã nhuyễn. Hai thứ trộn lại, thêm chút muối tinh, vật bột cho dẻo, nặn thành từng viên hình tròn, cho nhân vào giữa, bọc lại. Nhân bánh có hai loại: nhân ngọt gồm đậu xanh đã nấu chín và đường; nhân mặn gồm thịt băm, mộc nhĩ, hành hoa xào chín. Để bánh tròn hoặc dẹt, cho vào nồi hấp hoặc rán lên, ăn nóng. Không chỉ là món ăn ngon, bánh còn giúp trẻ em giữ ấm dạ dày và trị bệnh cam.
Kho cá với lá cúc tần
Khi kho cá, xếp một lượt lá cúc tần xuống dưới, đến một lượt cá, xen kẽ là gừng, riềng, trên cùng là một lượt lá cúc tần nữa, thêm gia vị, nước hàng, dầu ăn. Cá kho xong có màu cánh gián, vị cay dịu, mùi thơm của cúc tần và gừng riềng cho ta cảm giác là lạ, ăn mãi mà không chán.
Theo Khỏe&đẹp