Hậu Cung Như Ý Truyện được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lưu Liễm Tử. Phim là phần tiếp theo của tác phẩm đình đám Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, xoay quanh cuộc đời của Như Ý (Châu Tấn) - con dâu Chân Hoàn. Từ một Trắc phúc tấn, Như Ý trải qua bao âm mưu và thủ đoạn để rồi trở thành Kế hoàng hậu của vua Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) - Ô Lạt Na Lạp Thị. Thế nhưng, đến cuối cùng, bà lại phải chịu cảnh giam cầm trong Dực Khôn cung, tự sát và không được ban thụy hiệu.
Mới lên sóng được vài ngày, Như Ý Truyện không ngừng bị khán giả đưa lên bàn cân so sánh với Diên Hi Công Lược, từ trang phục đến đạo cụ, từ tình tiết phim đến diễn xuất nhân vật, đặc biệt tạo hình cổ trang của phim đã phải hứng chịu không ít lời chê bai từ khán giả nhưng thực tế thì đoàn làm phim đang bị oan?
Đầu tiên là hình ảnh nhân vật Hi quý phi xuất hiện với đôi hoa tai trông giống chuột Mickey.
Chính đoàn làm phim đã phải lên tiếng trước sự oan uổng này. Hóa ra đôi hoa tai của nhân vật Thái hậu trong Hậu cung Như Ý truyện đã bị khán giả chỉnh sửa trở thành nhân vật hoạt hình.
Châu Tấn vào vai Thanh Anh cách cách, cháu ruột Nghi Tu Hoàng hậu. Vấn đề không phải ở lối diễn của minh tinh 40 tuổi mà lại nằm ở chiếc khăn cột nơ ở cổ có phần sến sẩm và trang phục phối màu quê mùa. Tuy nhiên, lỗi lần này là do...tác giả. Thanh Anh (sau đổi tên là Như Ý) được miêu tả là người thích màu tím. Có lẽ vì vậy mà trang phục của cô luôn có sắc tím. Trong tập đầu tiên, Châu Tấn xuất hiện với 3 tạo hình đều phối màu xanh - tím.
Nếu như Diên Hi Công Lược tự hào về mặt tạo hình và phục trang sát với lịch sử nhất thì Như Ý cũng không hề kém cạnh. Đảm nhận vai trò giám đốc nghệ thuật của Như Ý Truyện là bậc thầy tạo hình Trương Thúc Bình cũng có lý do chính đáng khi cho Như Ý mặc trang phục như vậy.
Tạo hình của Như Ý được lấy cảm hứng màu sắc từ phong cách đồ gốm của thời kỳ Khang Hy - Càn Long.
Có lẽ do đây là trong giai đoạn còn ở vương phủ, chưa lên hàng mẫu nghi thiên hạ nên về phương diện ăn mặc Như Ý còn khá khiêm tốn. Cứ đợi mà xem, chắc chắn các bạn sẽ còn khá nhiều bất ngờ về tạo hình của Như Ý trong phim.
Cứ nhìn kiểu thắt nơ lệch mà đã vội chỉ trích Như Ý Truyện thì "oan lắm Bao đại nhân ơi" bởi vì chiếc khăn dài với dụng ý cực kỳ tế nhị là để che hàng cúc áo dọc bên thân của người tú nữ.
Kiểu đeo khăn có độ dài ngang một tuyến phố hóa ra là trang phục "đúng chuẩn" của quý tộc nhà Thanh, mới là đúng nguyên tác lịch sử
Vậy tại sao Đổng Khiết lại chỉ thắt khăn trắng đơn giản thế này?
Hoặc Trương Quân Ninh cũng không thắt nơ lệch như Như Ý? Nhiều người cho rằng đây là dụng ý của tác giả khi muốn để Như Ý nổi bật giữa dàn diễn viên và quả thật, "mô đen" của Như Ý đã tốn biết bao giấy mực và hơi sức tranh cãi của cộng đồng mạng.
Nhìn các bức ảnh về hoàng tộc triều Thanh mới thấy sự cầu kỳ có phần hơi diêm dúa trong tạo hình cổ trang của Như Ý Truyện thật sự bám sát lịch sử.
Hình ảnh Châu Tấn được đoàn phim tung ra với tạo hình quý phái khi đã trở thành phi. Theo tiết lộ từ ê-kíp, Nhàn phi là nhân vật được đầu tư nhiều nhất về mặt phục trang.
Một hậu phi triều Thanh thường có nhiều loại trang phục: tiện phục, thường phục (dùng cho hàng ngày), cát phục (dùng cho các dịp lễ hội, dịp vui trong hoàng cung) và triều phục. Triều phục hay Lễ phục là bộ trang phục cao quý nhất và tôn nghiêm nhất của một Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu cũng như Phi tần thời Thanh, chỉ các bậc Tần trở lên mới được sử dụng loại trang phục cao cấp này. Lễ phục chỉ dùng trong các dịp trọng đại nhất và được quy định chi tiết rất rõ ràng để tỏ rõ thứ bậc của chủ nhân.
Loạt trang phục hứa hẹn sẽ "chặt chém" hậu cung của Châu Tấn trong phim
Buu
Theo Vietnamnet