Vào chiều 8/11, Công an phường Tân Hưng, quận 7 (TP.HCM) xác nhận trên Pháp Luật và Bạn Đọc, cơ quan chức năng đang khám nghiệm hiện trường vụ việc phát hiện xác chết tại một chung cư trên địa bàn.
Theo đó rạng sáng cùng ngày, một số người dân sinh sống ở Block B, chung cư Hoàng Anh Thanh Bình, phường Tân Hưng quận 7, TPHCM phát hiện 1 thi thể bị bị đứt lìa đầu và thân mắc kẹt ở tầng 3 chung cư này. Người chết được xác định là nữ giới, phần thân chỉ mặc đồ lót màu đen.
Cũng trong ngày 8/11, một vụ tai nạn đã xảy ra vào 10h30 trưa, tại thôn Bản Mồ, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Vào thời điểm trên, chiếc xe U-oát chở theo 7 người gồm 1 lái xe và 6 khách du lịch đi theo hướng từ thị trấn Đồng Văn xuống thôn Bản Mồ.
Khi đi trên đoạn đường liên thôn quanh co, có độ dốc lớn đi xuống sông Nho Quế thuộc địa phận thôn Bản Mồ thì bất ngờ l.ao xuống vực sâu khoảng 100m. Vụ tai nạn khiến 3 người đều trú tại thành phố Đà Nẵng chết tại chỗ và 4 người khác bị thương.
Theo Pháp luật và Bạn đọc đưa tin, tối ngày 8/11, tại chung cư Hiệp Thành City – The ParkLand, đường Hoa Cúc, phường Hiệp Thành (quận 12, TP.HCM), một bé trai bất ngờ rơi từ tầng cao xuống đất tử vong tại chỗ.
Chỉ trong một ngày mà có nhiều vụ việc thương tâm xảy ra đã khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao. Có người còn chỉ ra rằng, ngày 8/11 năm nay rơi vào ngày Nguyệt Kỵ khiến người ta không khỏi rùng mình.
Vậy ngày Nguyệt Kỵ là ngày nào và tại sao lại đáng sợ như vậy?
Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ
Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 3 ngày được coi là ngày Nguyệt Kỵ, rơi vào các ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23 âm lịch. Theo những người am hiểu về tục kiêng kỵ, quan niệm “mùng năm, mười bốn, hăm ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" đã có từ rất lâu.
Quan niệm xa xưa cho rằng, trong mỗi tháng luôn có 3 ngày mà cộng các con số vào sẽ bằng 5, đó là ngày 05 (0+5), ngày 14 (1+4) và ngày 23 (2+3). Thời xưa thường gọi đây là ngày "nửa đời nửa đoạn", xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức.
Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ được ghi chép lại thì đây là ngày ở Trung cung (ngôi Trung Ương ở Hà Đồ Trung Quốc), mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.
Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).
Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.
Những điều kiêng kỵ ngày Nguyệt Kỵ
Theo dân gian, đây là những ngày rất xấu. Khoa học cũng đã chỉ ra vào ngày này cũng không tốt.
Mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu thời tiết tốt thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho mọi việc trôi trảy, đạt hiệu quả cao. Còn nếu thời tiết xấu làm cho mọi người khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm mọi việc kém minh mẫn và hiệu quả.
Trong ngày Nguyệt Kỵ bạn không nên tiến hành bất cứ việc trọng đại nào cả. Các việc từ ăn chơi, làm ăn, cưới gả, làm nhà,... mà tiến hành trong ngày này đều không mang lại kết quả tốt đẹp. Đặc biệt cũng cần thận trọng khi lái xe để tránh tai nạn và cũng hạn chế xuất hành, đi đường thủy, đi xa,...
Yên Nhi
Theo Vietnamnet