Lũ trên sông Hồng lên nhanh, Hà Nội tập trung ứng phó
Dự báo từ nay tới mai, lũ trên sông Hồng lên nhanh, sẽ đạt mức báo động 2. Hiện tại nhiều khu vực ven sông Hồng của Hà Nội đã xảy ra ngập lụt, người dân phải khẩn cấp di chuyển.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động từ hoàn lưu sau bão số 3 Yagi, các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc đang chịu một đợt mưa lớn và lũ trên các sông dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi.
Hiện nay lũ trên sông Thao tại TP Lào Cai đang xuống chậm, tại Bảo Hà, Yên Bái đang lên; lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống chậm.
Mực nước lúc 7h sáng nay trên sông Thao tại Yên Bái 35,32m, trên BĐ3 3,32m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 1,1m; trên sông Cầu tại Đáp Cầu 6,12m, dưới BĐ3 0,18m; sông Thương tại Phủ Lạng Thương 6,65m, trên BĐ3 0,35m; sông Lục Nam tại Lục Nam 6,53m, trên BĐ3 0,23m; sông Lô tại Tuyên Quang 26,02m, trên BĐ3 0,02m; sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,6m, trên BĐ2 0,1m; sông Thái Bình tại Phả Lại 5,07m, trên mức BĐ2 0,07m; sông Hồng tại Hà Nội 9,02m, dưới BĐ1 0,48m.
Dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà biến đổi chậm; tại Yên Bái tiếp tục lên duy trì ở mức trên lũ lịch sử; tại Phú Thọ đạt mức trên BĐ1.
Lũ trên sông Lô và sông Cầu tiếp tục lên mức BĐ3; sông Thương biến đổi chậm ở mức trên BĐ3; trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn trên mức BĐ3; trên sông Thái Bình tiếp tục lên vượt mức BĐ2; trên sông Hoàng Long tiếp tục lên trên mức BĐ2; trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức BĐ1.
Nước lũ trên sông Hồng đang lên nhanh. Ảnh: Tiến Dũng
Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà sẽ xuống chậm; tại Yên Bái biến đổi chậm và duy trì trên mức lũ lịch sử; tại Phú Thọ trên mức BĐ1; trên sông Lô, sông Thương và sông Cầu biến đổi chậm và duy trì ở mức BĐ3; sông Lục Nam tiếp tục xuống dưới mức BĐ3; trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức BĐ3; sông Hoàng Long tiếp tục đạt mức BĐ3.
Đặc biệt, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức BĐ2.
Hà Nội tập trung ứng phó lũ
Đêm 9/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành công điện về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh bảo đảm an toàn.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.
Tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố khi có sự cố, tình huống bất thường; duy trì liên lạc thường xuyên với các địa phương, đơn vị để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.
Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; kịp thời thông báo cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.
Chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán; chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.
Yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông...; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.
Có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và Nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện.
Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 6-1-2009.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan sẵn sàng phương án hiệp đồng với các lực lượng chức năng của Thành phố để triển khai các biện pháp phòng, chống lũ và ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra; Duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động, hỗ trợ công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn người dân tại các khu vực nguy hiểm; Tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người dân và tài sản, hướng dẫn, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phân luồng tổ chức giao thông, bố trí lực lượng hướng dẫn và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, cầu qua sông; kịp thời xử lý sự cố, kiên quyết ngăn chặn hoạt động của những phương tiện giao thông thủy không đảm bảo an toàn; Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền và hoạt động tại các bến cảng, khu neo đậu để đảm bảo an toàn về người và phương tiện.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả; kiểm tra kỹ thuật, đánh giá hiện trạng, khả năng chịu lực của hệ thống đê điều, kè; sửa chữa, gia cố ngay các vị trí xung yếu, hư hỏng; kiểm tra, bảo dưỡng các trạm bơm, cống, đảm bảo vận hành tốt khi cần thiết; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị, nhân lực để xử lý sự cố đê điều, kè; kiện toàn các đội xung kích kiểm tra đê điều, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo an toàn đê điều, hồ, đập, các công trình thủy lợi.
Tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Công điện này và công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo những vấn đề đột xuất, phát sinh, vượt thẩm quyền.
Giám đốc Sở Công Thương rà soát phương án đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực bị ảnh hưởng/chia cắt bởi mưa lũ; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; Sẵn sàng phương án hỗ trợ các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do mưa lũ; Phối hợp với các đơn vị liên quan để vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến các vùng bị cô lập, khó khăn...
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát, thống kê các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn tại các khu vực có nguy cơ cao; Sẵn sàng phương án hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ các đối tượng này trong và sau mưa lũ; Kịp thời tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tinh thần cho người dân khi có tình huống xảy ra.
Giám đốc Sở Y tế: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các khu vực có nguy cơ cao và các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, vật tư y tế, hóa chất xử lý môi trường để ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; Tổ chức các đội y tế lưu động, sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng; Phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trong và sau mưa lũ.
Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị khẩn trương triển khai ngay giải tỏa cây đổ, cành gãy, xử lý thu dọn cây đổ, cành gãy, dựng lại cây, trồng thay thế và dọn vệ sinh; Kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt tại các khu nhà tập thể cũ ở khu vực có nguy cơ cao; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ di dời người dân, tài sản tại các khu vực nguy hiểm; Bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ người dân
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình mưa lũ; Chỉ đạo các nhà mạng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ứng phó với mưa lũ; Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình mưa lũ, các biện pháp phòng tránh, ứng phó đến người dân thông qua các kênh truyền thông đại chúng và mạng xã hội; Xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Tổng Công ty Điện lực Hà Nội rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; Sẵn sàng phương án cắt điện khẩn cấp khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân, sau đó khôi phục trong thời gian nhanh nhất; Chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng trực để khắc phục sự cố điện do mưa lũ gây ra, trong đó ưu tiên không để ảnh hưởng đến các trạm bơm tiêu thoát.
Theo Vietnamnet
-
55 phút trướcTrong hai ngày 12-13/10, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam đã tổ chức một sự kiện gắn kết mang tên “FWD Box Sống đầy” tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều trải nghiệm độc đáo từ âm nhạc đến các trò chơi tương tác sáng tạo, thu hút đông đảo người dân.
-
3 giờ trướcVào can ngăn nhóm bạn đánh nhau, một nữ sinh lớp 11A6, Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, (tỉnh Thanh Hóa) bị nhóm bạn đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ.
-
3 giờ trướcKhu vực TPHCM và nhiều tỉnh, thành Nam Bộ đang có mưa lớn kèm giông, sấm sét vang trời.
-
3 giờ trướcCho rằng bị xúc phạm bởi bài thơ mà ông Lư đăng trên Facebook cá nhân, nhóm 7 người đã đến nhà ông và hành hung, khiến ông phải nhập viện cấp cứu với dấu hiệu tụ máu não.
-
3 giờ trướcChiếc xe máy bị trộm được bán lòng vòng qua nhiều người rồi bất ngờ "tìm về" chủ cũ để làm thủ tục sang tên.
-
7 giờ trướcCông an địa phương ở Quảng Bình đã triệu tập nhóm 7 đối tượng liên quan vụ việc hành hung người đàn ông nhập viện, sau khi làm thơ đăng trên Facebook.
-
7 giờ trướcSau nhiều ngày theo dõi, nhóm phóng viên báo Tiền Phong ghi nhận tình trạng trẻ em ăn xin diễn ra tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM cả ngày lẫn đêm, bất chấp trời nắng hay mưa.
-
8 giờ trướcMặc dù các cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhiều người dân tại Hà Nội vẫn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo với mác "làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng", kèm theo lời quảng cáo "việc nhẹ lương cao".
-
8 giờ trướcHải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh tham gia học thêm toán tư duy, STEM…
-
9 giờ trướcDự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (14-16/10), không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp hội tụ gió trên cao nên xuất hiện mưa rào và giông, nền nhiệt giảm từ 2-3 độ, trời dịu mát.
-
9 giờ trướcCơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 6 (Sơn La) khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương.
-
9 giờ trướcMột người đàn ông đã bị bắt giữ bên ngoài cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump ở bang California - Mỹ.
-
10 giờ trướcSau gần một tháng, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm đã dần đi đến hồi kết. Ngày 17/10 tới đây, TAND TPHCM sẽ đưa ra phán quyết đối với các bị cáo vì những sai phạm trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.
-
12 giờ trướcDự báo thời tiết 14/10/2024, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Thừa Thiên Huế - Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi mưa to, cảnh báo lốc, sét và gió giật mạnh.
-
21 giờ trướcNguyễn Văn Thiệu (SN 1997, trú huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) giết vợ đêm 12/10, bị bắt khi đang lẩn trốn ở thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội.
-
22 giờ trướcCơn mưa lớn đổ xuống cuối chiều nay khiến nhiều tuyến đường ở Bình Dương ngập sâu, xe máy bị nước cuốn, cây xanh gãy đổ...
-
1 ngày trướcCông an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra, triệu tập làm việc đối với các tài khoản tài khoản mạng xã hội đăng tin so sánh Đội mô tô hộ tống danh dự của Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với trường hợp của người mẫu Ngọc Trinh và bình luận "người dân cũng làm vậy nhưng bị xử lý...".
-
1 ngày trướcCông an tỉnh Vĩnh Phúc đang khẩn trương truy tìm, yêu cầu đối tượng Nguyễn Văn Thiệu (27 tuổi) sớm ra đầu thú.
-
1 ngày trướcDưới trướng bà trùm Oanh “Hà”, Nguyễn Văn Nam đã không ngại bôn ba khắp nơi như Campuchia, TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng... để theo những chuyến hàng ma túy.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 13/10/2024, phía nam Tây Nguyên và Nam Bộ chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có giông, cục bộ mưa to đến rất to. Trên biển, khu vực bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 5 - 6, giật cấp 7 - 8.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
20 ngày trước
-
20 ngày trước
-
20 ngày trước
-
20 ngày trước
-
20 ngày trước