Trước khi tiến cung để thực hiện sứ mệnh phục vụ hoàng đế, phi tần, các nô tài đều phải trải qua bước tịnh thân để trở thành thái giám. Bằng cách này, dòng dõi hoàng tộc tôn quý sẽ không bị vấy bẩn và thái giám sẽ trung thành hơn với các vị chủ nhân.
Thái giám thường phải tịnh thân trước khi vào cung (Nguồn Sohu)
Theo số liệu nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của thái giám lâu hơn nam giới bình thường từ 14-19 năm. Trong số 81 thái giám được khảo sát, có 3 người trong số họ sống tới 100 tuổi.
Vị thái giám cuối cùng của nhà Thanh tên Tôn Diệu Đình sống tới 94 tuổi. Các vị hoàng đế dù được ăn sơn hào hải vị, sống trong điều kiện vật chất tốt, nhưng tuổi thọ thường không cao. Vậy lý do gì khiến thái giám có tuổi thọ cao hơn cả hoàng đế.
Liên quan tới nội tiết tố
Sau khi thái giám bị “tịnh thân” sẽ trở thành “bán nam bán nữ”, nội tiết tố nam giảm, nội tiết tố nữ tăng, từ đó hệ thống miễn dịch của thái giám tốt hơn. Đồng thời, do không còn khả năng sinh con, quan hệ tình dục nên họ thường không mất tinh khí. Tinh khí dồi dào khiến thái giám sống khỏe hơn, thọ hơn.
Ngược lại, hoàng đế phải chịu áp lực rất lớn, lo lắng xử lý các công việc triều chính và có trách nhiệm sinh con nối dõi cho hoàng tộc với rất nhiều phi tần. Những gánh nặng này có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng thể chất, tâm lý của hoàng đế suy giảm, từ đó tuổi thọ sẽ bị rút ngắn.
Ít chịu áp lực cuộc sống
Cuộc sống của thái giám thường ít chịu các áp lực, không phải lo lắng sy nghĩ về những chuyện vặt hàng ngày. Khi một người chịu áp lực tinh thần lớn trong thời gian dài, tuổi thọ sẽ bị ảnh hưởng.
Trong cung chỉ có một số thái giá hầu hạ thân cận hoàng thượng là phải đối mặt với áp lực lớn, còn những thái giám khác thường chỉ làm các công việc nhẹ nhàng như tưới cây, chăm hoa...
Những công việc nhỏ nhặt, áp lực ít nên cuộc sống thoải mái, tinh thần tốt là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ.
Theo VTC