Bạn hẳn biết cảm giác căng thẳng (stress) là như thế nào. Bên cạnh chứng đau đầu, tình trạng mệt mỏi, rã rời và những thay đổi cảm xúc, còn có cơn đau tồi tệ lẩn khuất khắp bả vai.
Thực tế thì ngày nay, việc cử động vai ngày càng ít đi. Khi bạn lái xe, khi ngồi trước màn tình vi tính, khi dùng bữa tại bàn, vai bạn không hề chuyển động nhiều. Nhưng bạn càng ít cử động vai thì nhiều rắc rối với bộ phận này càng có khả năng xảy ra. Điều may mắn là chỉ bằng vài bài tập đơn giản, nhẹ nhàng, bạn có thể giúp hai bờ vai được vận hành trong tình trạng tốt nhất.
Nguyên nhân gây đau vai
Vai là nơi gánh đỡ cho rất nhiều áp lực của cơ thể bởi vì bộ phận này có cấu tạo rất phức tạp. Vai có phạm vi chuyển động lớn, giúp chúng ta có thể vươn tay lên, dang tay ra, hạ tay xuống và xoay tay xung quanh. Cũng do khả năng di chuyển theo nhiều hướng như vậy nên đồng nghĩa với việc vai có nhiều khả năng bị chấn thương.
Trường hợp 1: Khom vai
Tư thế ngồi trước máy tính, tivi, trên bàn ăn hay cầm tay lái ô tô đều khiến vai rụt lại. Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ sở hữu dáng đi với vai thõng xuống, trông rất xấu xí. Nếu công việc của bạn chủ yếu ngồi bên máy tính hay thường xuyên phải lái xe thì vai chính là bộ phận sẽ phải gánh chịu nhiều thương tổn vì liên tục phải chuyển động hướng vào trong.
Trường hợp 2: Vận động mạnh
Luyện tập thể dục thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn luyện tập cường độ cao vượt quá sức chịu đựng trong thời gian dài thì “lợi bất cập hại”. Các kỹ thuật vận động không phù hợp cũng gây ra tình trạng các cơ và gân bị kéo căng quá mức. Cảm giác đau đớn xuất hiện khi bạn tập rất nhiều bài tập nâng tạ nặng hay bắt đầu một hoạt động thể chất mới mà cơ thể chưa từng quen.
Trường hợp 3: Cấu trúc phức tạp của vai
Vai không chỉ là một khớp nối đơn giản. Đó là sự kết hợp tổng hòa của xương, cơ, dây chằng và gân. Chính vì thế, đau vai có thể bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Điều tốt nhất bạn có thể làm là sử dụng vai một cách hợp lý. Theo đó, bạn không nên làm gì để mọi thứ bị chệch khỏi vị trí vốn có và nên tạo dựng những mô cơ khỏe mạnh để hỗ trợ cho xong và giúp mọi chuyển động được trơn tru.
Làm gì để vai khỏe hơn?
Giải pháp 1: Thả lỏng vai
Rất nhiều người dành phần lớn thời gian với các hoạt động khiến vai rụt lại và hơi nhô lên phía tai, như thể đang nhún vai vậy. Hãy hít một hơi thở thật sâu và thả lỏng vai về vị trí tự nhiên, khiến bạn có cảm giác thư thái nhất. Đừng gò vai xuống quá thấp, hãy để nó ở vị trí thoải mái. Cảm giác căng cứng, mệt mỏi sẽ nhanh chóng tan biến.
Giải pháp 2: Đứng thẳng
Tư thế đứng phù hợp sẽ giúp cả cơ thể bạn vững chãi và khỏe manh. Nó cũng có tác dụng tốt với hai bờ vai. Nếu bạn để ý thấy mình đang đứng hoặc đi với vai thõng xuống, thử nhẹ nhàng nâng ngực lên. Động tác này giúp đẩy vai về vị trí tự nhiên của mình.
Giải pháp 3: Tư thế ngồi đúng
Trước hết, phải đảm bảo ghế ngồi của bạn có chiều cao phù hợp với bàn làm việc. Không tựa lưng vào ghế. Như vậy, bạn sẽ giảm thiểu được xu hướng thõng vai xuống.
Nếu ngồi trước máy tính, giữ đầu thẳng và không gò người để chúi mắt vào màn hình. Vai không những không bị đau nhức mà mắt bạn cũng sẽ có cơ hội tránh bị mỏi và đau.
Giải pháp 4: Thử dùng gối đỡ cổ
Gối đỡ cổ là một chiếc gối đặc biệt được thiết kế với phần lõm vào ở chính giữa, giúp cổ bạn luôn thẳng trong lúc ngủ. Rất nhiều trường hợp vai bị đau do tư thế ngủ gây ra. Do đó, đầu tư một chiếc gối đỡ cổ giúp giảm đau khi thức.
Giải pháp 5: Thực hiện vài động tác dang tay
- Đứng xây lưng lại một bức tường hoặc một cánh cửa với cánh tay duỗi thẳng ra phía sau, lòng bàn tay mở hướng lên trên.
- Nhẹ nhàng áp tay vào tường. Động tác này sẽ làm giãn các cơ ở ngực vốn bị co lại trong lúc bạn khom vai ngồi trước bàn máy tính.
- Nhẹ nhàng lặp lại động tác và dừng ngay nếu cảm thấy đau.
Giải pháp 6: Massage vai cổ
Một chuyên gia massage lành nghề có thể chỉ ra vị trí bạn cảm thấy căng mỏi nhất và sẽ giúp bạn giảm đau tức thì.
Massage cũng là một giải pháp tích cực, giúp giảm stress nữa.
Và hãy nhớ rằng, luôn đứng thẳng và ngồi thẳng lưng. Nếu cảm thấy vai mình hơi rụt lại và nhô lên về phía tay, hãy thả lỏng chúng xuống.
Thực tế thì ngày nay, việc cử động vai ngày càng ít đi. Khi bạn lái xe, khi ngồi trước màn tình vi tính, khi dùng bữa tại bàn, vai bạn không hề chuyển động nhiều. Nhưng bạn càng ít cử động vai thì nhiều rắc rối với bộ phận này càng có khả năng xảy ra. Điều may mắn là chỉ bằng vài bài tập đơn giản, nhẹ nhàng, bạn có thể giúp hai bờ vai được vận hành trong tình trạng tốt nhất.
Nguyên nhân gây đau vai
Vai là nơi gánh đỡ cho rất nhiều áp lực của cơ thể bởi vì bộ phận này có cấu tạo rất phức tạp. Vai có phạm vi chuyển động lớn, giúp chúng ta có thể vươn tay lên, dang tay ra, hạ tay xuống và xoay tay xung quanh. Cũng do khả năng di chuyển theo nhiều hướng như vậy nên đồng nghĩa với việc vai có nhiều khả năng bị chấn thương.
Trường hợp 1: Khom vai
Tư thế ngồi trước máy tính, tivi, trên bàn ăn hay cầm tay lái ô tô đều khiến vai rụt lại. Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ sở hữu dáng đi với vai thõng xuống, trông rất xấu xí. Nếu công việc của bạn chủ yếu ngồi bên máy tính hay thường xuyên phải lái xe thì vai chính là bộ phận sẽ phải gánh chịu nhiều thương tổn vì liên tục phải chuyển động hướng vào trong.
Trường hợp 2: Vận động mạnh
Luyện tập thể dục thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn luyện tập cường độ cao vượt quá sức chịu đựng trong thời gian dài thì “lợi bất cập hại”. Các kỹ thuật vận động không phù hợp cũng gây ra tình trạng các cơ và gân bị kéo căng quá mức. Cảm giác đau đớn xuất hiện khi bạn tập rất nhiều bài tập nâng tạ nặng hay bắt đầu một hoạt động thể chất mới mà cơ thể chưa từng quen.
Trường hợp 3: Cấu trúc phức tạp của vai
Vai không chỉ là một khớp nối đơn giản. Đó là sự kết hợp tổng hòa của xương, cơ, dây chằng và gân. Chính vì thế, đau vai có thể bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Điều tốt nhất bạn có thể làm là sử dụng vai một cách hợp lý. Theo đó, bạn không nên làm gì để mọi thứ bị chệch khỏi vị trí vốn có và nên tạo dựng những mô cơ khỏe mạnh để hỗ trợ cho xong và giúp mọi chuyển động được trơn tru.
Làm gì để vai khỏe hơn?
Giải pháp 1: Thả lỏng vai
Rất nhiều người dành phần lớn thời gian với các hoạt động khiến vai rụt lại và hơi nhô lên phía tai, như thể đang nhún vai vậy. Hãy hít một hơi thở thật sâu và thả lỏng vai về vị trí tự nhiên, khiến bạn có cảm giác thư thái nhất. Đừng gò vai xuống quá thấp, hãy để nó ở vị trí thoải mái. Cảm giác căng cứng, mệt mỏi sẽ nhanh chóng tan biến.
Giải pháp 2: Đứng thẳng
Tư thế đứng phù hợp sẽ giúp cả cơ thể bạn vững chãi và khỏe manh. Nó cũng có tác dụng tốt với hai bờ vai. Nếu bạn để ý thấy mình đang đứng hoặc đi với vai thõng xuống, thử nhẹ nhàng nâng ngực lên. Động tác này giúp đẩy vai về vị trí tự nhiên của mình.
Giải pháp 3: Tư thế ngồi đúng
Trước hết, phải đảm bảo ghế ngồi của bạn có chiều cao phù hợp với bàn làm việc. Không tựa lưng vào ghế. Như vậy, bạn sẽ giảm thiểu được xu hướng thõng vai xuống.
Nếu ngồi trước máy tính, giữ đầu thẳng và không gò người để chúi mắt vào màn hình. Vai không những không bị đau nhức mà mắt bạn cũng sẽ có cơ hội tránh bị mỏi và đau.
Giải pháp 4: Thử dùng gối đỡ cổ
Gối đỡ cổ là một chiếc gối đặc biệt được thiết kế với phần lõm vào ở chính giữa, giúp cổ bạn luôn thẳng trong lúc ngủ. Rất nhiều trường hợp vai bị đau do tư thế ngủ gây ra. Do đó, đầu tư một chiếc gối đỡ cổ giúp giảm đau khi thức.
Giải pháp 5: Thực hiện vài động tác dang tay
- Đứng xây lưng lại một bức tường hoặc một cánh cửa với cánh tay duỗi thẳng ra phía sau, lòng bàn tay mở hướng lên trên.
- Nhẹ nhàng áp tay vào tường. Động tác này sẽ làm giãn các cơ ở ngực vốn bị co lại trong lúc bạn khom vai ngồi trước bàn máy tính.
- Nhẹ nhàng lặp lại động tác và dừng ngay nếu cảm thấy đau.
Giải pháp 6: Massage vai cổ
Một chuyên gia massage lành nghề có thể chỉ ra vị trí bạn cảm thấy căng mỏi nhất và sẽ giúp bạn giảm đau tức thì.
Massage cũng là một giải pháp tích cực, giúp giảm stress nữa.
Và hãy nhớ rằng, luôn đứng thẳng và ngồi thẳng lưng. Nếu cảm thấy vai mình hơi rụt lại và nhô lên về phía tay, hãy thả lỏng chúng xuống.
Theo Trí thức trẻ