Nằm trong chăn chờ "xuất ngoại"
Nhắc tới điểm được chọn để phục bắt phạm nhân trốn trại Hờ A Súa (43 tuổi, ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, Yên Bái) - thượng tá Trần Văn Tải, Phó giám thị trại Giam Hồng Ca bảo: “Nơi đó có địa thế lợi cho mình, bất lợi cho phạm”.
Ông kể “dốc cổng trời” nằm trên đỉnh một quả núi cách đồn biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Mộc Châu, Sơn La) khoảng 2 km. Đường lên nằm giữa núi, 2 bên là taluy, vực sâu thăm thẳm, không có nhà dân sinh sống. "Bắt phạm nhân ở đây sẽ hiệu quả và không gây nguy hiểm cho người xung quanh" - vị thượng tá nhận xét.
Để tránh nguy hiểm cho “cơ sở ngầm” của trại giam, trên chiếc ôtô biển kiểm soát Lào, ban giám thị chọn một “tài xế” nhiều kinh nghiệm đi cùng. Anh này được yêu cầu không nói chuyện với Súa, ai hỏi không đáp, cư xử như thể mình là người Lào.
Thượng tá Tải cho biết những ngày truy bắt Súa, ông và hơn 200 anh em
khác như ngồi trên chảo lửa. Ảnh: Lê Hiếu.
Từ nơi hẹn đón Súa đến điểm mai phục xa 12 km. Làm thế nào suốt thời gian di chuyển hắn không nghi ngờ những người ngồi trong xe, phát hiện ra các trinh sát đeo bám phía sau, hoặc chặn bắt ở trước - là một câu hỏi được lực lượng phá án đặt ra. Sau hồi lâu tính toán, cân nhắc, mọi người nghĩ ra kế mượn chiếc chăn của khách sạn bỏ ra ghế sau ôtô biển Lào.
Anh Páo - một trong hai người ngồi trên chiếc xe (trong vai gã giang hồ ra tù vào tội, rủ Súa trốn ra nước ngoài), được ban giám thị trại Hồng Ca căn dặn: Khi thấy phạm nhân trốn trại lên ôtô, phải yêu cầu hắn nằm xuống chỗ để chân ở hàng ghế sau, trùm chăn kín người để không ai nhìn thấy.
“Phải dặn nó trùm cho kỹ kẻo lúc qua cửa khẩu sẽ bị phát hiện, hỏng chuyện” - phó giám thị nhớ lại thời điểm trước khi phá án. Vị thượng tá bật bí, việc trùm chăn sẽ khiến hắn không quan sát được các động tĩnh phía ngoài.
Sau khi kế hoạch phá án được duyệt, toàn lực lượng vây bắt ổn định vị trí trước giờ hẹn Súa. Trinh sát hóa trang trong vai người dân tộc chở theo bu gà, rau, bán sắn… liên tục đi lại bao quát chiếc ôtô biển Lào được điều tới chở phạm nhân trốn trại.
Đúng giờ, Súa được người quen đưa tới điểm hẹn nhưng không vào ôtô ngay mà lượn quanh nhiều vòng quan sát.
Lãnh đạo trại giam Hồng Ca chia sẻ, điểm bắt Súa từng được tính toán ngay tại chỗ đón, nhưng sợ trường hợp hắn mang súng, lựu đạn có thể sẽ gây nguy cho người dân xung quanh nên loại bỏ.
Trên chiếc xe biển Lào không ai nhận mặt được Súa nên cảnh sát lo rằng, nếu phạm nhân để người nhà lên ôtô thám thính trước thì việc bắt ở Mộc Châu sẽ bại lộ. “Đó chính là lý do vì sao chúng tôi phải di chuyển hàng chục km tới dốc cổng trời” -thượng tá Tải nói.
Theo đúng kế hoạch, Súa vừa lên ôtô thì răm rắp nghe theo lời anh Páo dặn. Trong khi chiếc xe của thượng tá Tải chạy dẫn đường phía trước, thì ôtô chở giám thị Khá chốt phía sau. Chạy suốt 12 km từ Mộc Châu lên tới dốc cổng trời, Súa ngoan ngoãn nằm im, thi thoảng lí nhí hỏi anh Páo bằng tiếng Mông "đã tới nơi chưa".
AK nổ vang dốc cổng trời
Chờ chiếc xe biển Lào đi tới đúng điểm vây bắt thì loạt AK trấn áp nổ vang. Nghe hiệu lệnh phá án, trinh sát ập đến bao vây chiếc ôtô, khống chế 2 “đồng phạm” của Súa ngồi phía trước.
Phó giám thị Tải lao tới mở cửa sau, đè phạm nhân trốn trại đang trùm chăn nằm dưới sàn. “Vừa bắt chúng tôi vừa hét to có người đánh tháo công dân Việt Nam sang Lào, sẽ bắt khởi tố hết” - vị thượng tá lý giải việc nói vậy để Súa không nghi ngờ 2 "đồng phạm" đi cùng.
Vạch chiếc chăn trong ôtô, nhìn thấy Súa nằm đó, phó giám thị Tải bảo ông vui mừng hét lên vui sướng. Sau khi hoàn thành các thủ tục bắt giữ người, cảnh sát đưa cả 3 về trại giam Hồng Ca. Tới lúc này, lực lượng phá án mới mở khóa, giải thoát cho 2 “nhân vật đóng thế”.
Về nguyên nhân Súa trốn trại, anh ta khai trong lúc đang thụ án án tội Mua bán trái phép chất ma túy, nghe tin vợ ở nhà bỏ 3 con đi theo người đàn ông khác vào Nam khai hoang, làm kinh tế mới. Suốt thời gian đó, Súa nung nấu ý định trốn trại để về giết 2 người trả thù.
“May mắn là việc vây ráp và kế hoạch phá án thành công, Súa chưa bỏ trốn đi xa. Nếu thoát được và gây án, hậu quả không thể đo đếm” - phó giám thị trực tiếp chỉ đạo phá án chia sẻ.
Kể về phút không quản hiểm nguy nhảy lên ôtô bắt Súa, thượng tá Tải bảo, lúc đó ông không có sự lựa chọn nào khác. “Mình không nhảy đè lên phạm nhân, nhỡ hắn có dao, lựu đạn, hoặc súng sẽ có thể bắn mọi người xung quanh. Đè chặt như vậy, hắn khó có thế cử động, kháng cự” - vị phó giám thị có 37 năm công tác tại trại Hồng Ca bảo.
Sau 27 ngày truy bắt, ban giám thị trại Hồng Ca tổ chức họp rút kinh nghiệm toàn trại. Cán bộ để phạm nhân bỏ trốn chịu hình thức kỷ luật. Bản thân Súa lĩnh thêm 3 năm, 6 tháng tù can tội Trốn khỏi nơi giam giữ. Cộng với bản án ma túy cũ đang thụ lý, Súa bị tuyên 17 năm, 1 tháng, 21 ngày tù.
Ba năm đã qua, nhưng khi kể về hành trình 27 ngày truy bắt Hờ A Súa, thượng tá Trần Văn Tải bảo, đó là quãng thời gian ông và hơn 200 anh em tham gia truy bắt ngồi trên chảo lửa. “Nếu Súa trốn trại và gây án, anh em sẽ bị xử lý nặng, hậu quả thật khôn lường”.
Nhắc tới điểm được chọn để phục bắt phạm nhân trốn trại Hờ A Súa (43 tuổi, ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, Yên Bái) - thượng tá Trần Văn Tải, Phó giám thị trại Giam Hồng Ca bảo: “Nơi đó có địa thế lợi cho mình, bất lợi cho phạm”.
Ông kể “dốc cổng trời” nằm trên đỉnh một quả núi cách đồn biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Mộc Châu, Sơn La) khoảng 2 km. Đường lên nằm giữa núi, 2 bên là taluy, vực sâu thăm thẳm, không có nhà dân sinh sống. "Bắt phạm nhân ở đây sẽ hiệu quả và không gây nguy hiểm cho người xung quanh" - vị thượng tá nhận xét.
Để tránh nguy hiểm cho “cơ sở ngầm” của trại giam, trên chiếc ôtô biển kiểm soát Lào, ban giám thị chọn một “tài xế” nhiều kinh nghiệm đi cùng. Anh này được yêu cầu không nói chuyện với Súa, ai hỏi không đáp, cư xử như thể mình là người Lào.
Thượng tá Tải cho biết những ngày truy bắt Súa, ông và hơn 200 anh em
khác như ngồi trên chảo lửa. Ảnh: Lê Hiếu.
Từ nơi hẹn đón Súa đến điểm mai phục xa 12 km. Làm thế nào suốt thời gian di chuyển hắn không nghi ngờ những người ngồi trong xe, phát hiện ra các trinh sát đeo bám phía sau, hoặc chặn bắt ở trước - là một câu hỏi được lực lượng phá án đặt ra. Sau hồi lâu tính toán, cân nhắc, mọi người nghĩ ra kế mượn chiếc chăn của khách sạn bỏ ra ghế sau ôtô biển Lào.
Anh Páo - một trong hai người ngồi trên chiếc xe (trong vai gã giang hồ ra tù vào tội, rủ Súa trốn ra nước ngoài), được ban giám thị trại Hồng Ca căn dặn: Khi thấy phạm nhân trốn trại lên ôtô, phải yêu cầu hắn nằm xuống chỗ để chân ở hàng ghế sau, trùm chăn kín người để không ai nhìn thấy.
“Phải dặn nó trùm cho kỹ kẻo lúc qua cửa khẩu sẽ bị phát hiện, hỏng chuyện” - phó giám thị nhớ lại thời điểm trước khi phá án. Vị thượng tá bật bí, việc trùm chăn sẽ khiến hắn không quan sát được các động tĩnh phía ngoài.
Sau khi kế hoạch phá án được duyệt, toàn lực lượng vây bắt ổn định vị trí trước giờ hẹn Súa. Trinh sát hóa trang trong vai người dân tộc chở theo bu gà, rau, bán sắn… liên tục đi lại bao quát chiếc ôtô biển Lào được điều tới chở phạm nhân trốn trại.
Đúng giờ, Súa được người quen đưa tới điểm hẹn nhưng không vào ôtô ngay mà lượn quanh nhiều vòng quan sát.
Lãnh đạo trại giam Hồng Ca chia sẻ, điểm bắt Súa từng được tính toán ngay tại chỗ đón, nhưng sợ trường hợp hắn mang súng, lựu đạn có thể sẽ gây nguy cho người dân xung quanh nên loại bỏ.
Trên chiếc xe biển Lào không ai nhận mặt được Súa nên cảnh sát lo rằng, nếu phạm nhân để người nhà lên ôtô thám thính trước thì việc bắt ở Mộc Châu sẽ bại lộ. “Đó chính là lý do vì sao chúng tôi phải di chuyển hàng chục km tới dốc cổng trời” -thượng tá Tải nói.
Theo đúng kế hoạch, Súa vừa lên ôtô thì răm rắp nghe theo lời anh Páo dặn. Trong khi chiếc xe của thượng tá Tải chạy dẫn đường phía trước, thì ôtô chở giám thị Khá chốt phía sau. Chạy suốt 12 km từ Mộc Châu lên tới dốc cổng trời, Súa ngoan ngoãn nằm im, thi thoảng lí nhí hỏi anh Páo bằng tiếng Mông "đã tới nơi chưa".
AK nổ vang dốc cổng trời
Chờ chiếc xe biển Lào đi tới đúng điểm vây bắt thì loạt AK trấn áp nổ vang. Nghe hiệu lệnh phá án, trinh sát ập đến bao vây chiếc ôtô, khống chế 2 “đồng phạm” của Súa ngồi phía trước.
Phó giám thị Tải lao tới mở cửa sau, đè phạm nhân trốn trại đang trùm chăn nằm dưới sàn. “Vừa bắt chúng tôi vừa hét to có người đánh tháo công dân Việt Nam sang Lào, sẽ bắt khởi tố hết” - vị thượng tá lý giải việc nói vậy để Súa không nghi ngờ 2 "đồng phạm" đi cùng.
Vạch chiếc chăn trong ôtô, nhìn thấy Súa nằm đó, phó giám thị Tải bảo ông vui mừng hét lên vui sướng. Sau khi hoàn thành các thủ tục bắt giữ người, cảnh sát đưa cả 3 về trại giam Hồng Ca. Tới lúc này, lực lượng phá án mới mở khóa, giải thoát cho 2 “nhân vật đóng thế”.
Về nguyên nhân Súa trốn trại, anh ta khai trong lúc đang thụ án án tội Mua bán trái phép chất ma túy, nghe tin vợ ở nhà bỏ 3 con đi theo người đàn ông khác vào Nam khai hoang, làm kinh tế mới. Suốt thời gian đó, Súa nung nấu ý định trốn trại để về giết 2 người trả thù.
“May mắn là việc vây ráp và kế hoạch phá án thành công, Súa chưa bỏ trốn đi xa. Nếu thoát được và gây án, hậu quả không thể đo đếm” - phó giám thị trực tiếp chỉ đạo phá án chia sẻ.
Kể về phút không quản hiểm nguy nhảy lên ôtô bắt Súa, thượng tá Tải bảo, lúc đó ông không có sự lựa chọn nào khác. “Mình không nhảy đè lên phạm nhân, nhỡ hắn có dao, lựu đạn, hoặc súng sẽ có thể bắn mọi người xung quanh. Đè chặt như vậy, hắn khó có thế cử động, kháng cự” - vị phó giám thị có 37 năm công tác tại trại Hồng Ca bảo.
Sau 27 ngày truy bắt, ban giám thị trại Hồng Ca tổ chức họp rút kinh nghiệm toàn trại. Cán bộ để phạm nhân bỏ trốn chịu hình thức kỷ luật. Bản thân Súa lĩnh thêm 3 năm, 6 tháng tù can tội Trốn khỏi nơi giam giữ. Cộng với bản án ma túy cũ đang thụ lý, Súa bị tuyên 17 năm, 1 tháng, 21 ngày tù.
Ba năm đã qua, nhưng khi kể về hành trình 27 ngày truy bắt Hờ A Súa, thượng tá Trần Văn Tải bảo, đó là quãng thời gian ông và hơn 200 anh em tham gia truy bắt ngồi trên chảo lửa. “Nếu Súa trốn trại và gây án, anh em sẽ bị xử lý nặng, hậu quả thật khôn lường”.
Theo Tri thức