HYBE vừa tổ chức họp báo HYBE Q1 CONFERENCE CALL nhằm báo cáo về những kết quả đạt được trong Quý I năm 2023, thông báo dự định trong tương lai. Trong đó, tiết lộ của công ty về kế hoạch áp dụng chiến dịch dynamic pricing với giá vé concert của nghệ sĩ dưới trướng tập đoàn gây nhiều tranh cãi.

Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-1

Được biết, định giá động đã được áp dụng cho concert tại Mỹ của SUGA (BTS) và TXT. Và tính khả quan trong việc bán vé chính là cơ sở để HYBE quyết định thực hiện quy mô hệ thống định giá mới này. Vé đêm diễn của SUGA tại Mỹ đã "cháy hàng" nhanh chóng, thay vì chỉ cần bỏ ra từ 1,4 - 6,6 triệu đồng/ vé thì có fan phải chi tới 1000 USD (hơn 23,4 triệu đồng).

Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-2
Bất chấp giá vé tăng, concert tại Mỹ của SUGA vẫn bán sạch vé trong thời gian ngắn. Trong khi đó TXT vẫn giữ được mức bán khả quan.

Định giá động vốn là một chiến lược không được người hâm mộ và các chuyên gia trong ngành chấp nhận bởi tính "tư bản" của nó. Vì giá vé khách hàng phải trả sẽ không được tiết lộ trước, mà sẽ thay đổi liên tục trong quá trình bán, có thể tăng đột biến tùy theo nhu cầu.

Những nghệ sĩ có danh tiếng lớn thì giá vé sẽ càng cao, thậm chí gấp 3 - 4 lần giá thông thường. Fan phẫn nộ vì cho rằng đây rõ ràng là hành động "bào tiền" từ fan và nghệ sĩ thấy rõ của công ty.

Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-3

CFO của HYBE nói thêm: “Để áp dụng thành công định giá động, nghệ sĩ phải có khả năng bán vé mạnh hoặc cháy vé concert, và tất cả các nghệ sĩ của chúng tôi đều có khả năng này".

Ở tương lai gần, chiến lược này cũng sẽ được sử dụng đối với concert tại Mỹ của tất cả nghệ sĩ trong tập đoàn. Chưa dừng lại ở đó, HYBE còn bày tỏ tham vọng không chỉ dừng ở Mỹ, mà muốn mở rộng việc thử nghiệm hệ thống tương tự tại các thị trường khác.

Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-4
Không ngạc nhiên nếu BTS nói chung và các thành viên nói riêng trở thành "át chủ bài" cho chiến lược tối đa hóa lợi nhuận này.

Trước đó, HYBE cũng đưa ra tuyên bố Weverse sửa đổi và bổ sung chức năng để nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Tuy nhiên, đây sẽ không phải vấn đề lớn nếu không có một số tính năng mới yêu cầu trả phí cao để sử dụng.

Tính năng Weverse DM và Weverse by Fans để fan có cơ hội nhắn tin, tương tác trực tiếp với thần tượng có giá hợp lý. Nhưng các tính năng cơ bản như phụ đề, không quảng cáo, phát lại live sớm... cũng ép fan phải rút hầu bao khiến fan bức xúc.

Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-5
Với những gì Weverse cho là "đặc quyền", thì fan cho rằng đó vốn dĩ là điều cơ bản nhất mà một nền tảng mạng xã hội toàn cầu cần phải làm.

Người hâm mộ thể hiện sự tức giận bằng cách kêu gọi hủy đặt hàng không liên quan tới album trên Weverse Shop, ngừng đăng kí các dịch vụ trả phí và gửi mail phản đối.

Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-6Mang concert SUGA (BTS) thành chuột bạch để tăng lợi nhuận, HYBE bị tẩy chay-7
Từ cuộc "cải tạo Weverse" đến chiến lược định giá động, fan đang "khủng bố" HYBE bằng các hashtag phản đối trending trên Twitter.

Dynamic pricing hay định giá động/ định giá đột biến là một thuật ngữ chỉ chiến lược định giá quản lý doanh thu. Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá sản phẩm tùy theo cung và cầu trong thời gian thực, định giá linh hoạt cho các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhu cầu thị trường hiện tại.

 

 

 

Theo Hoa Học Trò