Gặp diễn viên Mạnh Trường vào thời điểm đang quay bộ phim Zippo, Mù tạt và em nên anh khá bận rộn. Ngoài ra, anh và bé Chíp cũng chuẩn bị lên đường cho hành trình tiếp theo của Bố ơi, mình đi đâu thế? .
Nam diễn viên chia sẻ tham gia chương trình Bố ơi chiếm khá nhiều thời gian, vì thế trong năm qua anh chỉ hoàn thành được một dự án phim truyền hình.
Sợ khi quay phim ở trại tâm thần
- Năm 2015, Mạnh Trường để lại dấu ấn trong lòng khán giả với vai Khánh trong bộ phim “Người đứng trong gió”. Đây là tuyến nhân vật phản diện – độc ác và hơi biến thái. Anh có sợ làm mất hình ảnh khi nhận vai này?
- Một diễn viên chuyên nghiệp không bao giờ sợ mất hình ảnh. Vai diễn càng xù xì, thô ráp, quái đản lại là vai diễn hay, có màu sắc. Thú thực, khi nhận vai Khánh, tôi chỉ lo ngoại hình không phù hợp. Cũng may nhờ công tác hóa trang như gắn râu giả, đánh mắt thâm, trông tôi khá gớm. Khi con gái (bé Chíp) xem phim cũng nói sợ bố, tôi phải giải thích với con đó chỉ là trong phim.
Mạnh Trường vào vai người đàn ông bị tâm thần phân liệt. Ảnh: NVCC
Sau khi Người đứng trong gió lên sóng, có lần tôi ra đường, khán giả nhận ra và hỏi “Ngoài đời nhìn thế này, sao trong phim ác thế?”. Nhưng cũng may chưa đến mức bị ghét cay ghét đắng bởi Khánh ban đầu là nhân vật tốt và rất yêu thương con gái. Có lẽ chính những điểm này đã kéo lại phần nào thiện cảm của người xem.
- Anh gặp những khó khăn gì khi vào vai một người bị bệnh tâm thần phân liệt?
- Khó nhất có lẽ là khoảng thời gian nhân vật Khánh bị bệnh và phải vào trại. Toàn bộ cảnh quay được thực hiện tại một trại tâm thần thật ở Đăk Lăk. Ban đầu, tôi hơi sợ khi đứng giữa rất nhiều bệnh nhân, dù đoàn phim đã cử người bảo vệ. Ở giai đoạn này, diễn biến tâm lý rất nặng, có khi quay cảnh khóc cả ngày, rồi lại hét, đập phá, mệt hơn cả diễn cảnh đánh nhau (cười).
- Những diễn viên đảm nhận vai nội tâm thường bị ám ảnh bởi nhân vật. Còn anh thì sao?
- Không biết những người khác thế nào, còn tôi thì không. Tôi thoát khỏi nhân vật khá nhanh. Khi làm phim truyền hình, một ngày có thể bạn phải quay rất nhiều phân đoạn khác nhau, đang buồn sau đó lại vui ngay. Nếu không thoát khỏi nhân vật nhanh thì không ổn.
- Trong phim, anh có mối tình vừa yêu vừa thù hận với Thảo (do Thân Thúy Hà thủ vai). Sự chênh lệch về tuổi tác khiến anh chị gặp những trở ngại nào khi đóng tình nhân?
- Lúc đầu khi biết tin sẽ đóng cùng chị Thúy Hà, tôi khá bất ngờ. Nhưng nhờ ê-kíp hóa trang, ngoại hình tôi già hơn nên vẫn “xứng đôi”. Trong phim, chị Hà cũng ăn mặc đẹp và trẻ trung. Nhìn chung, hai chị em kết hợp ăn ý. Duy chỉ có cảnh hai người hôn nhau là gặp khó khăn, phải quay đi quay lại vì cả tôi lẫn chị Hà đều quá... buồn cười.
Mạnh Trường và Thân Thúy Hà trong phim Người đứng trong gió.
Tôi không diễn ở chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế?
- Cũng trong năm 2015, ngoài phim truyền hình, anh còn tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế? cùng bé Chíp. Truyền hình thực tế không tránh khỏi những mặt trái, những bình luận trái chiều. Khi đồng ý cho con tham gia, anh chuẩn bị tâm lý đối diện với những khen chê như thế nào?
- Nhiều khán giả chưa hiểu rõ format của chương trình, nghĩ đây là một cuộc thi hoặc bộ phim. Nhưng đây chỉ là cuộc hành trình của các cặp bố con. Tôi quan điểm đơn giản, con người mình như thế nào thì thể hiện như vậy. Đây không phải một bộ phim để bạn phải diễn. Tôi cũng không muốn diễn trước mặt con gái và khán giả để trở thành một ông bố hoàn hảo, cái gì cũng tốt, cũng hay.
Khán giả có thể chê tôi trầm tính, không hoạt ngôn nhưng đó chính là con người thật của tôi. Nếu tôi cứ cố pha trò lại thành ra vô duyên!
Về chuyện khen chê, nếu để ý bạn sẽ thấy, mùa một bị đem ra so sánh với Bố ơi, mình đi đâu thế? phiên bản Trung Quốc, Hàn Quốc. Đến mùa 2 lại bị so sánh với mùa một. Nhưng đến bây giờ mọi thứ đã đâu vào đấy, lượng view thậm chí còn tốt hơn mùa đầu. Bản thân một nghệ sĩ không thể cứ đẽo cày giữa đường, ngay cả nhà sản xuất cũng vậy. Nếu không có lập trường, chương trình rất khó thành công.
Mạnh Trường và con gái ở Bố ơi, mình đi đâu thế?. Ảnh: VFC
- Anh và bà xã phản ứng thế nào khi chẳng may đọc được những nhận xét không tích cực về con gái trên mạng xã hội?
- Sau mỗi tập (cả mùa một và mùa hai) đều có những ý kiến khen bé nọ, chê bé kia. Nhưng việc chê bai đó chỉ là một phần nhỏ. Những khán giả quan tâm thực sự đến chương trình sẽ có những đóng góp thiết thực.
Đôi khi cũng không trách họ được. Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh người nghệ sĩ cần những khán giả tinh tế, hiểu chương trình để có những đánh giá mang tính xây dựng. Tôi và bà xã giống nhau ở chỗ lập trường vững chắc, không dễ bị tác động bởi ý kiến bên ngoài.
- Trong Bố ơi, mình đi đâu thế?, Xuân Bắc là người nhiều chiêu trò và hài hước nhất. Vô hình chung điều này khiến những ông bố khác có phần bị lu mờ. Cá nhân anh nghĩ sao về nhận xét này?
- Đó cũng chỉ là ý kiến chủ quan của một bộ phận người xem. Cả bốn ông bố đều thấy chuyện này rất bình thường vì mỗi người một tính cách. Thực sự anh Bắc là người rất hoạt náo và vui vẻ, hoàn toàn không có gì diễn xuất ở đây cả.
Chúng tôi phải cảm ơn anh Xuân Bắc vì nhờ có anh chương trình mới có sắc màu mới và luôn tràn ngập tiếng cười. Các bé cũng hào hứng hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu nói lu mờ ở đây, chỉ có thể là các ông bố bị lu mờ trước các con!
Chương trình nào cũng vậy, cần có người nọ người kia. Chưa chắc cả bốn người cùng tưng tửng hoặc cùng trầm tính đã là hay. Hơn nữa, chúng tôi tham gia truyền hình thực tế không nhằm mục đích để mình hay con mình được nổi tiếng. Quan trọng hơn đó chính là kỷ niệm, là sự trải nghiệm của cha con. Không phải ai cũng có cơ hội thú vị như vậy. 20 năm nữa khi con gái tôi xem lại chương trình này sẽ rất tuyệt vời.
Bên cạnh đó, thông qua những cuộc hành trình, các ông bố sẽ biết nhược điểm cũng như thế mạnh của con để giúp bé phát triển.
- Cụ thể, bé Chíp đã thay đổi những gì khi tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế?
- Thực sự lúc ở nhà Chíp không nhõng nhẽo như khi tham gia chương trình, đôi khi còn rất “già đời”. Có thể ở chỗ đông người, con thấy ngại nên lộ ra tính đó. Mỗi lần cả gia đình cùng nhau ngồi xem Bố ơi, tôi sẽ chỉ ngay cho con thấy điểm này hay điểm kia chưa được. Bản thân Chíp cũng có lúc tự nhận xét “Sao con buồn cười nhỉ!”.
Có một kỷ niệm khá thú vị là trong tập ê-kíp Bố ơi trải nghiệm cuộc sống ở một vùng đất xa xôi với những con đường lầy bùn. Khi đó, Chíp rất sợ bẩn, nhất định không chịu đặt chân xuống. Tôi đã khuyến khích con quen với điều kiện đó.
Khi trở về nhà, một lần đang sơn tường, thấy con nghịch, tôi nhắc nhở con cẩn thận kẻo bị bẩn. Ngay lập tức con hỏi lại “Sao bố bảo con không được sợ bẩn?”. Thực sự lúc ấy tôi không biết giải thích thế nào để con hiểu (cười).
Nhiều phim điện ảnh rất tệ
- Truyền hình thực tế phức tạp như vậy. Nếu nhận được lời mời tham gia một chương trình khác, anh nghĩ sao?
- Nếu được mời, sẽ tham gia với tư cách khám phá bản thân, chứ không tham gia với mục tiêu để khán giả nhớ mình. Là một diễn viên, tôi muốn được nhớ đến qua những vai diễn ấn tượng.
Tôi quan niệm truyền hình thực tế giống như món mì ăn liền, hết mùa này lại đến mùa khác. Bố ơi có thể bây giờ đang hot, nhưng sau vài mùa nữa, liệu ai còn nhớ đến mùa 1, mùa 2. Đó chính là bản chất của truyền hình thực tế.
- Nhìn lại năm 2015, anh thấy mình đạt được những gì và chưa hoàn thành mục tiêu nào?
- Năm qua tôi chỉ hoàn thành được một bộ phim vì quay Bố ơi, mình đi đâu thế? chiếm khá nhiều thời gian. Mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 4-5 ngày, hơn nữa các ông bố đều rất bận, lại phải cân nhắc lịch học của các con nên lịch quay tương đối zích zắc.
Một diễn viên có thể chạy cùng lúc mấy phim nhưng thông thường, tôi chỉ nhận một phim. Tôi không muốn ôm đồm, nhận nhiều vai rồi làm cho qua loa, hời hợt. Mỗi lần quay phim mới, tôi thường dành trọn 2-3 tháng cho phim đó.
Diễn viên Mạnh Trường được khán giả nhớ đến với hình ảnh bảnh bao. Ảnh: NVCC
Tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế? tôi cũng bỏ lỡ một số phim. Đến giai đoạn cuối khi mọi thứ đã "hòm hòm", tôi mới nhận lời tham gia phim về đề tài giới trẻ, đóng cùng diễn viên Hồng Đăng, Lã Thanh Huyền.
Bộ phim này dự kiến hoàn thành trước Tết và phát sóng vào khoảng giữa năm 2016. Phim xoay quanh chuyện tình yêu lãng mạn, không có nhân vật phản diện. Lần này, tôi vào vai một anh chàng với tính cách hoàn hảo, mẫu người yêu lý tưởng của nhiều cô gái.
- Có lợi thế về ngoại hình, anh có tính đến chuyện “tấn công” thị trường phim điện ảnh bởi dù sao đây cũng là lĩnh vực dễ tiếp cận công chúng hơn?
- Ở nước ngoài, việc phân cấp giữa phim điện ảnh và truyền hình khá rõ ràng. Truyền hình không thể bằng điện ảnh. Nhưng ở Việt Nam, một số khán giả còn chưa phân biệt được. Lần trước, khi tôi đóng phim điện ảnh, có khán giả hỏi phim này bao nhiêu tập hay khi nào chiếu tập 2. Đó là điều rất buồn!
Bên cạnh đó, nhiều phim điện ảnh rất tệ, kịch bản chán, diễn xuất cũng không ra gì. Ngược lại, có những phim truyền hình hay và ấn tượng. Nếu để lựa chọn giữa một bộ phim truyền hình có kịch bản tốt, hấp dẫn, ê-kíp giỏi với một phim điện ảnh kịch bản lỏng lẻo, chắc chắn tôi sẽ chọn truyền hình. Cũng giống như khi bạn đi may một bộ quần áo, trước tiên bạn cần chọn chất vải tốt, màu sắc phù hợp. Mặc vào như thế nào lại là câu chuyện phía sau, phải không?
Nam diễn viên chia sẻ tham gia chương trình Bố ơi chiếm khá nhiều thời gian, vì thế trong năm qua anh chỉ hoàn thành được một dự án phim truyền hình.
Sợ khi quay phim ở trại tâm thần
- Năm 2015, Mạnh Trường để lại dấu ấn trong lòng khán giả với vai Khánh trong bộ phim “Người đứng trong gió”. Đây là tuyến nhân vật phản diện – độc ác và hơi biến thái. Anh có sợ làm mất hình ảnh khi nhận vai này?
- Một diễn viên chuyên nghiệp không bao giờ sợ mất hình ảnh. Vai diễn càng xù xì, thô ráp, quái đản lại là vai diễn hay, có màu sắc. Thú thực, khi nhận vai Khánh, tôi chỉ lo ngoại hình không phù hợp. Cũng may nhờ công tác hóa trang như gắn râu giả, đánh mắt thâm, trông tôi khá gớm. Khi con gái (bé Chíp) xem phim cũng nói sợ bố, tôi phải giải thích với con đó chỉ là trong phim.
Mạnh Trường vào vai người đàn ông bị tâm thần phân liệt. Ảnh: NVCC
Sau khi Người đứng trong gió lên sóng, có lần tôi ra đường, khán giả nhận ra và hỏi “Ngoài đời nhìn thế này, sao trong phim ác thế?”. Nhưng cũng may chưa đến mức bị ghét cay ghét đắng bởi Khánh ban đầu là nhân vật tốt và rất yêu thương con gái. Có lẽ chính những điểm này đã kéo lại phần nào thiện cảm của người xem.
- Anh gặp những khó khăn gì khi vào vai một người bị bệnh tâm thần phân liệt?
- Khó nhất có lẽ là khoảng thời gian nhân vật Khánh bị bệnh và phải vào trại. Toàn bộ cảnh quay được thực hiện tại một trại tâm thần thật ở Đăk Lăk. Ban đầu, tôi hơi sợ khi đứng giữa rất nhiều bệnh nhân, dù đoàn phim đã cử người bảo vệ. Ở giai đoạn này, diễn biến tâm lý rất nặng, có khi quay cảnh khóc cả ngày, rồi lại hét, đập phá, mệt hơn cả diễn cảnh đánh nhau (cười).
- Những diễn viên đảm nhận vai nội tâm thường bị ám ảnh bởi nhân vật. Còn anh thì sao?
- Không biết những người khác thế nào, còn tôi thì không. Tôi thoát khỏi nhân vật khá nhanh. Khi làm phim truyền hình, một ngày có thể bạn phải quay rất nhiều phân đoạn khác nhau, đang buồn sau đó lại vui ngay. Nếu không thoát khỏi nhân vật nhanh thì không ổn.
- Trong phim, anh có mối tình vừa yêu vừa thù hận với Thảo (do Thân Thúy Hà thủ vai). Sự chênh lệch về tuổi tác khiến anh chị gặp những trở ngại nào khi đóng tình nhân?
- Lúc đầu khi biết tin sẽ đóng cùng chị Thúy Hà, tôi khá bất ngờ. Nhưng nhờ ê-kíp hóa trang, ngoại hình tôi già hơn nên vẫn “xứng đôi”. Trong phim, chị Hà cũng ăn mặc đẹp và trẻ trung. Nhìn chung, hai chị em kết hợp ăn ý. Duy chỉ có cảnh hai người hôn nhau là gặp khó khăn, phải quay đi quay lại vì cả tôi lẫn chị Hà đều quá... buồn cười.
Mạnh Trường và Thân Thúy Hà trong phim Người đứng trong gió.
Tôi không diễn ở chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế?
- Cũng trong năm 2015, ngoài phim truyền hình, anh còn tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế? cùng bé Chíp. Truyền hình thực tế không tránh khỏi những mặt trái, những bình luận trái chiều. Khi đồng ý cho con tham gia, anh chuẩn bị tâm lý đối diện với những khen chê như thế nào?
- Nhiều khán giả chưa hiểu rõ format của chương trình, nghĩ đây là một cuộc thi hoặc bộ phim. Nhưng đây chỉ là cuộc hành trình của các cặp bố con. Tôi quan điểm đơn giản, con người mình như thế nào thì thể hiện như vậy. Đây không phải một bộ phim để bạn phải diễn. Tôi cũng không muốn diễn trước mặt con gái và khán giả để trở thành một ông bố hoàn hảo, cái gì cũng tốt, cũng hay.
Khán giả có thể chê tôi trầm tính, không hoạt ngôn nhưng đó chính là con người thật của tôi. Nếu tôi cứ cố pha trò lại thành ra vô duyên!
Về chuyện khen chê, nếu để ý bạn sẽ thấy, mùa một bị đem ra so sánh với Bố ơi, mình đi đâu thế? phiên bản Trung Quốc, Hàn Quốc. Đến mùa 2 lại bị so sánh với mùa một. Nhưng đến bây giờ mọi thứ đã đâu vào đấy, lượng view thậm chí còn tốt hơn mùa đầu. Bản thân một nghệ sĩ không thể cứ đẽo cày giữa đường, ngay cả nhà sản xuất cũng vậy. Nếu không có lập trường, chương trình rất khó thành công.
Mạnh Trường và con gái ở Bố ơi, mình đi đâu thế?. Ảnh: VFC
- Anh và bà xã phản ứng thế nào khi chẳng may đọc được những nhận xét không tích cực về con gái trên mạng xã hội?
- Sau mỗi tập (cả mùa một và mùa hai) đều có những ý kiến khen bé nọ, chê bé kia. Nhưng việc chê bai đó chỉ là một phần nhỏ. Những khán giả quan tâm thực sự đến chương trình sẽ có những đóng góp thiết thực.
Đôi khi cũng không trách họ được. Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh người nghệ sĩ cần những khán giả tinh tế, hiểu chương trình để có những đánh giá mang tính xây dựng. Tôi và bà xã giống nhau ở chỗ lập trường vững chắc, không dễ bị tác động bởi ý kiến bên ngoài.
- Trong Bố ơi, mình đi đâu thế?, Xuân Bắc là người nhiều chiêu trò và hài hước nhất. Vô hình chung điều này khiến những ông bố khác có phần bị lu mờ. Cá nhân anh nghĩ sao về nhận xét này?
- Đó cũng chỉ là ý kiến chủ quan của một bộ phận người xem. Cả bốn ông bố đều thấy chuyện này rất bình thường vì mỗi người một tính cách. Thực sự anh Bắc là người rất hoạt náo và vui vẻ, hoàn toàn không có gì diễn xuất ở đây cả.
Chúng tôi phải cảm ơn anh Xuân Bắc vì nhờ có anh chương trình mới có sắc màu mới và luôn tràn ngập tiếng cười. Các bé cũng hào hứng hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu nói lu mờ ở đây, chỉ có thể là các ông bố bị lu mờ trước các con!
Chương trình nào cũng vậy, cần có người nọ người kia. Chưa chắc cả bốn người cùng tưng tửng hoặc cùng trầm tính đã là hay. Hơn nữa, chúng tôi tham gia truyền hình thực tế không nhằm mục đích để mình hay con mình được nổi tiếng. Quan trọng hơn đó chính là kỷ niệm, là sự trải nghiệm của cha con. Không phải ai cũng có cơ hội thú vị như vậy. 20 năm nữa khi con gái tôi xem lại chương trình này sẽ rất tuyệt vời.
Bên cạnh đó, thông qua những cuộc hành trình, các ông bố sẽ biết nhược điểm cũng như thế mạnh của con để giúp bé phát triển.
- Cụ thể, bé Chíp đã thay đổi những gì khi tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế?
- Thực sự lúc ở nhà Chíp không nhõng nhẽo như khi tham gia chương trình, đôi khi còn rất “già đời”. Có thể ở chỗ đông người, con thấy ngại nên lộ ra tính đó. Mỗi lần cả gia đình cùng nhau ngồi xem Bố ơi, tôi sẽ chỉ ngay cho con thấy điểm này hay điểm kia chưa được. Bản thân Chíp cũng có lúc tự nhận xét “Sao con buồn cười nhỉ!”.
Có một kỷ niệm khá thú vị là trong tập ê-kíp Bố ơi trải nghiệm cuộc sống ở một vùng đất xa xôi với những con đường lầy bùn. Khi đó, Chíp rất sợ bẩn, nhất định không chịu đặt chân xuống. Tôi đã khuyến khích con quen với điều kiện đó.
Khi trở về nhà, một lần đang sơn tường, thấy con nghịch, tôi nhắc nhở con cẩn thận kẻo bị bẩn. Ngay lập tức con hỏi lại “Sao bố bảo con không được sợ bẩn?”. Thực sự lúc ấy tôi không biết giải thích thế nào để con hiểu (cười).
Nhiều phim điện ảnh rất tệ
- Truyền hình thực tế phức tạp như vậy. Nếu nhận được lời mời tham gia một chương trình khác, anh nghĩ sao?
- Nếu được mời, sẽ tham gia với tư cách khám phá bản thân, chứ không tham gia với mục tiêu để khán giả nhớ mình. Là một diễn viên, tôi muốn được nhớ đến qua những vai diễn ấn tượng.
Tôi quan niệm truyền hình thực tế giống như món mì ăn liền, hết mùa này lại đến mùa khác. Bố ơi có thể bây giờ đang hot, nhưng sau vài mùa nữa, liệu ai còn nhớ đến mùa 1, mùa 2. Đó chính là bản chất của truyền hình thực tế.
- Nhìn lại năm 2015, anh thấy mình đạt được những gì và chưa hoàn thành mục tiêu nào?
- Năm qua tôi chỉ hoàn thành được một bộ phim vì quay Bố ơi, mình đi đâu thế? chiếm khá nhiều thời gian. Mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 4-5 ngày, hơn nữa các ông bố đều rất bận, lại phải cân nhắc lịch học của các con nên lịch quay tương đối zích zắc.
Một diễn viên có thể chạy cùng lúc mấy phim nhưng thông thường, tôi chỉ nhận một phim. Tôi không muốn ôm đồm, nhận nhiều vai rồi làm cho qua loa, hời hợt. Mỗi lần quay phim mới, tôi thường dành trọn 2-3 tháng cho phim đó.
Diễn viên Mạnh Trường được khán giả nhớ đến với hình ảnh bảnh bao. Ảnh: NVCC
Tham gia Bố ơi, mình đi đâu thế? tôi cũng bỏ lỡ một số phim. Đến giai đoạn cuối khi mọi thứ đã "hòm hòm", tôi mới nhận lời tham gia phim về đề tài giới trẻ, đóng cùng diễn viên Hồng Đăng, Lã Thanh Huyền.
Bộ phim này dự kiến hoàn thành trước Tết và phát sóng vào khoảng giữa năm 2016. Phim xoay quanh chuyện tình yêu lãng mạn, không có nhân vật phản diện. Lần này, tôi vào vai một anh chàng với tính cách hoàn hảo, mẫu người yêu lý tưởng của nhiều cô gái.
- Có lợi thế về ngoại hình, anh có tính đến chuyện “tấn công” thị trường phim điện ảnh bởi dù sao đây cũng là lĩnh vực dễ tiếp cận công chúng hơn?
- Ở nước ngoài, việc phân cấp giữa phim điện ảnh và truyền hình khá rõ ràng. Truyền hình không thể bằng điện ảnh. Nhưng ở Việt Nam, một số khán giả còn chưa phân biệt được. Lần trước, khi tôi đóng phim điện ảnh, có khán giả hỏi phim này bao nhiêu tập hay khi nào chiếu tập 2. Đó là điều rất buồn!
Bên cạnh đó, nhiều phim điện ảnh rất tệ, kịch bản chán, diễn xuất cũng không ra gì. Ngược lại, có những phim truyền hình hay và ấn tượng. Nếu để lựa chọn giữa một bộ phim truyền hình có kịch bản tốt, hấp dẫn, ê-kíp giỏi với một phim điện ảnh kịch bản lỏng lẻo, chắc chắn tôi sẽ chọn truyền hình. Cũng giống như khi bạn đi may một bộ quần áo, trước tiên bạn cần chọn chất vải tốt, màu sắc phù hợp. Mặc vào như thế nào lại là câu chuyện phía sau, phải không?
Theo Tri thức