Một thời gian sau bệnh nặng trở lại bệnh viện thì đã quá muộn. Chuyện ăn gạo dược liệu chữa khỏi ung thư rộ lên từ cách đây 1 năm đã được các nhà khoa học khẳng định là vô căn cứ song vẫn còn không ít người dân mù quáng tin theo.
Điều trị ung thư bằng cơm?
Theo lời kể của chị Thu Yến (Quảng Ninh), mẹ chị bị mắc ung thư dạ dày được bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán là giai đoạn sớm, chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Nghe nói phải phẫu thuật mẹ chị đã rất sợ và nằng nặc đòi về nhà tự chữa. Thấy bà bạn mách chỉ cần ăn các loại gạo lứt huyết rồng, gạo thảo dược...là có thể trị được ung thư dạ dày.
Như “chết đuối vớ được cọc” mẹ chị đã chuyển sang ăn cơm gạo lứt, thậm chí uống nước gạo lứt thay cho nước lọc hàng ngày. Khoảng vài tháng sau thấy mẹ sụt cân nhiều, người yếu hơn khuyên mẹ đừng ăn gạo lứt nữa song mẹ nhất quyết không nghe.
Cho đến một ngày mẹ đau bụng, nôn ra máu vội đưa mẹ vào bệnh viện cấp cứu thì không thể tin nổi khi nghe bác sĩ nói bệnh ung thư dạ dày đã di căn và hết cách chữa. “Tôi đã ân hận vô cùng, nếu thuyết phục mẹ chữa bệnh ngay từ sớm thì đâu đến nỗi sắp mất mẹ thế này...” – chị Yên vừa nói, vừa khóc.
Trường hợp bố của anh Minh Thuận (Hưng Yên) cũng tương tự. Sau khi biết mình có khối u ở đại tràng, bác sĩ khuyên phẫu thuật rồi hóa trị sẽ có thể sống khỏe vì khối u còn nhỏ. Cứ nghĩ bệnh này động dao kéo sẽ chóng chết nên ông không đồng ý chữa chạy.
Về nhà ông bắt đầu mở chiến dịch ăn cơm gạo thảo dược sau khi xem được quảng cáo trên mạng nói rằng loại gạo thảo dược có thể chữa được ung thư, nhất là các bệnh ung thư đường tiêu hóa gạo này có thể “quét” sạch các khối u.
Ăn ròng rã nhiều tháng cơm gạo thảo dược cứ nghĩ bệnh sẽ tan biến ai ngờ thấy việc đại tiện ngày một khó khăn, hàng tuần không đi ngoài, bụng đau liên tục. Con cái vội đưa ông vào viện thì khối u đã to chèn kín ống đại tràng khiến không thể đại tiện, nguy cơ vỡ ruột là rất lớn. Ngay lập tức ông phải lên bàn mổ để cắt bỏ đại tràng, đeo hậu môn nhân tạo và thời gian sống chỉ còn vài tháng. “Chỉ vì tin theo những quảng cáo vô căn cứ về gạo thảo dược mà cha tôi đã đánh mất mạng sống rồi...” – anh Thuận than thở.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp mù quáng tin vào việc ăn cơm gạo “thần dược” có thể chữa khỏi ung thư đã dẫn đến cái kết buồn. Chỉ cần đến Bệnh viện K ngồi lê la với người nhà các bệnh nhân mới thấy có vô vàn cách chữa ung thư theo kiểu truyền miệng được lan truyền. Ăn gạo lứt, gạo dược liệu là cách mà hầu như bệnh nhân nào cũng háo hức tin theo. Họ không hay biết rằng những phương pháp chữa ung thư không có căn cứ khoa học đã vô tình khiến họ đầu hàng với bệnh ung thư.
Gạo không phải là thuốc chữa bệnh
GS.TS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về cây lúa cho rằng: Các loại gạo dược liệu có chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng, khi sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, nhiều loại gạo được quảng cáo chữa ung thư là nói quá. Gạo không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn. Chất anthocyanin trong các loại gạo dược liệu là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quý, có khả năng chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu, ngừa bệnh tiểu đường type 2… Tuy vậy, việc gạo dược liệu có khả năng chữa bệnh ung thư hay không thì vẫn chưa có tài liệu hay công trình nào trên thế giới nghiên cứu và chứng minh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.
Đặc biệt khi phương pháp ăn gạo lứt, muối vừng trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật được tổ chức Y tế thế giới công nhận thì phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư.
PGS.TS Lâm cũng lưu ý, gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như các nhóm thức ăn giàu protit, lipit, rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Điều trị ung thư bằng cơm?
Theo lời kể của chị Thu Yến (Quảng Ninh), mẹ chị bị mắc ung thư dạ dày được bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán là giai đoạn sớm, chỉ cần phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Nghe nói phải phẫu thuật mẹ chị đã rất sợ và nằng nặc đòi về nhà tự chữa. Thấy bà bạn mách chỉ cần ăn các loại gạo lứt huyết rồng, gạo thảo dược...là có thể trị được ung thư dạ dày.
Như “chết đuối vớ được cọc” mẹ chị đã chuyển sang ăn cơm gạo lứt, thậm chí uống nước gạo lứt thay cho nước lọc hàng ngày. Khoảng vài tháng sau thấy mẹ sụt cân nhiều, người yếu hơn khuyên mẹ đừng ăn gạo lứt nữa song mẹ nhất quyết không nghe.
Cho đến một ngày mẹ đau bụng, nôn ra máu vội đưa mẹ vào bệnh viện cấp cứu thì không thể tin nổi khi nghe bác sĩ nói bệnh ung thư dạ dày đã di căn và hết cách chữa. “Tôi đã ân hận vô cùng, nếu thuyết phục mẹ chữa bệnh ngay từ sớm thì đâu đến nỗi sắp mất mẹ thế này...” – chị Yên vừa nói, vừa khóc.
Trường hợp bố của anh Minh Thuận (Hưng Yên) cũng tương tự. Sau khi biết mình có khối u ở đại tràng, bác sĩ khuyên phẫu thuật rồi hóa trị sẽ có thể sống khỏe vì khối u còn nhỏ. Cứ nghĩ bệnh này động dao kéo sẽ chóng chết nên ông không đồng ý chữa chạy.
Về nhà ông bắt đầu mở chiến dịch ăn cơm gạo thảo dược sau khi xem được quảng cáo trên mạng nói rằng loại gạo thảo dược có thể chữa được ung thư, nhất là các bệnh ung thư đường tiêu hóa gạo này có thể “quét” sạch các khối u.
Ăn ròng rã nhiều tháng cơm gạo thảo dược cứ nghĩ bệnh sẽ tan biến ai ngờ thấy việc đại tiện ngày một khó khăn, hàng tuần không đi ngoài, bụng đau liên tục. Con cái vội đưa ông vào viện thì khối u đã to chèn kín ống đại tràng khiến không thể đại tiện, nguy cơ vỡ ruột là rất lớn. Ngay lập tức ông phải lên bàn mổ để cắt bỏ đại tràng, đeo hậu môn nhân tạo và thời gian sống chỉ còn vài tháng. “Chỉ vì tin theo những quảng cáo vô căn cứ về gạo thảo dược mà cha tôi đã đánh mất mạng sống rồi...” – anh Thuận than thở.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp mù quáng tin vào việc ăn cơm gạo “thần dược” có thể chữa khỏi ung thư đã dẫn đến cái kết buồn. Chỉ cần đến Bệnh viện K ngồi lê la với người nhà các bệnh nhân mới thấy có vô vàn cách chữa ung thư theo kiểu truyền miệng được lan truyền. Ăn gạo lứt, gạo dược liệu là cách mà hầu như bệnh nhân nào cũng háo hức tin theo. Họ không hay biết rằng những phương pháp chữa ung thư không có căn cứ khoa học đã vô tình khiến họ đầu hàng với bệnh ung thư.
Có không ít bệnh nhân ung thư tin rằng ăn cơm gạo lứt có thể chữa khỏi ung thư.
Gạo không phải là thuốc chữa bệnh
GS.TS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về cây lúa cho rằng: Các loại gạo dược liệu có chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng, khi sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay, nhiều loại gạo được quảng cáo chữa ung thư là nói quá. Gạo không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn. Chất anthocyanin trong các loại gạo dược liệu là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quý, có khả năng chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu, ngừa bệnh tiểu đường type 2… Tuy vậy, việc gạo dược liệu có khả năng chữa bệnh ung thư hay không thì vẫn chưa có tài liệu hay công trình nào trên thế giới nghiên cứu và chứng minh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.
Đặc biệt khi phương pháp ăn gạo lứt, muối vừng trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật được tổ chức Y tế thế giới công nhận thì phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư.
PGS.TS Lâm cũng lưu ý, gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như các nhóm thức ăn giàu protit, lipit, rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống