Các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp cấy vi khuẩn và soi dưới kính hiển vi điện tử để phân tích vi khuẩn tồn tại trong các máy pha cà phê.
Những con vi khuẩn này được mô tả “nhanh, đầy sức sống và năng động”.
Quá trình sinh sôi nảy nở của một loài vi khuẩn ở trên khay nhỏ giọt. Sau 4 ngày (hình A), sau 8 ngày (hình B), sau 14 ngày (hình C) và sau 21 ngày (hình D)
Trong số những vi khuẩn được phát hiện, các nhà khoa học liệt kê 10 loại vi khuẩn có “tần xuất xuất hiện” ở trong máy cà phê nhiều nhất. Đứng đầu danh sách này là vi khuẩn Enteroccus và vi khuẩn Pseudomonas.
Với vi khuẩn Pseudomonas, cà phê được xem là môi trường sinh sống lí tưởng vì chúng có khả năng hấp thụ chất caffeine. Nhưng tin vui là loài vi khuẩn này hoàn toàn vô hại.
Nhưng ngược lại, vi khuẩn Enterococcus, được tìm thấy trong bã và lớp cà phê lâu ngày không được rửa sạch trong máy, lại gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người uống như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não và nhiễm trùng máu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định các loại vi khuẩn này trú ngụ trong máy cà phê do chính người sử dụng không vệ sinh tay sạch sẽ chứ không phải do máy hay hạt cà phê.
“ Cà phê được tạo ra từ những máy làm cà phê lại rất an toàn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng vi khuẩn tích tụ trong khay nhỏ giọt. Vì vậy, bộ phận này nên được chùi lửa bằng nước và xà phòng, hoặc một vài giọt thuốc tẩy”, nhà sinh học Manuel Porcar cho biết.
Cách vệ sinh máy cà phê (Nguồn từ Fox News)
Lau chùi máy thường xuyên
Cho máy hoạt động bằng giấm để khử trùng các bộ phận bên trong máy
Dùng nước lọc thay vì lấy nước thẳng từ vòi
Thay nước sau mỗi lần sử dụng
Mở nắp máy khi không sử dụng để các bộ phận bên trong máy khô ráo
Theo Soha/ trí thức trẻ