Mới có con dâu được hơn 1 tháng nay nhưng bác Tuyết đã nhiều phen phải thở dài không thôi. Hường - con dâu bác còn trẻ măng, mới ra trường đi làm được mấy tháng thì con trai bác đã đòi cưới. Bác là bác chưa ưng, nhưng con trai bác cũng ngót nghét 30 cái xuân xanh, với lại 2 người yêu nhau cũng đã 2 năm, bảo không muốn chờ thêm nữa, nên bác cũng đành tặc lưỡi, cho cưới.
Bác Tuyết cũng biết con dâu mình trẻ người non dạ, vừa mới ra trường đã va vấp gì xã hội đâu, ở nhà lại được bố mẹ cưng như trứng mỏng. Vì thế bác cũng chẳng mong mỏi gì nhiều là con dâu mình đảm đang, khéo léo, biết chu toàn vun vén đâu. Bác chỉ cần Hường ngoan ngoãn, có hiếu có lòng thì bác cũng chẳng tiếc bảo ban, dạy dỗ và đối xử tốt với cô.
Ảnh minh họa
Nhưng nào ngờ Hường không những tính tình tiểu thư mà còn đỏng đảnh khó dạy, lúc nào cũng chỉ nhất nhất muốn theo ý mình, thậm chí bắt mẹ chồng phải theo. Sáng ra, bao năm nay bác Tuyết vẫn dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà, nên bác cũng muốn Hường bây giờ làm như thế. “Mẹ cũng quen dậy sớm rồi, thế nên có gì mẹ con mình cùng nấu, cho mọi người bữa ăn đảm bảo vệ sinh mà nóng sốt” – bác nhẹ nhàng bảo con dâu. Nhưng Hường không nghe: “Mẹ ơi, việc gì phải cầu kì như thế. Hàng quán người ta sinh ra là phục vụ cho mình, để mình bớt phải mất thời gian nấu nướng cơ mà, sao mình không tận dụng?”. Thế là từ ấy, chỉ mình bác Tuyết dậy nấu bữa sáng cho cả nhà, nếu bác nấu cả phần cho Hường thì cô ăn, còn không thì Hường ra ăn hàng, vì cô cũng có cần thiết đâu.
Từ chuyện sinh hoạt hàng ngày đến đối nhân xử thế, Hường luôn làm theo ý mình, mẹ chồng khuyên thế nào cũng không được. Ví như chuyện Hường đi từ đầu ngõ vào tới nhà nhưng gặp những người lớn tuổi cô tuyệt nhiên không chào hỏi một ai. Chuyện đến tai bác Tuyết, bác cũng gọi con dâu ra nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng Hường lập tức đưa ra lí lẽ của mình: “Mẹ ơi, mình có qua lại chơi bời gì với họ đâu, nên chào hay không thì có gì khác nhau ạ? Hơn nữa, con không chào hỏi họ, nhưng con cũng chẳng bao giờ nói xấu, đưa chuyện nhà họ, còn hơn những người ngoài mặt thì thơn thớt nói cười nhưng sau lưng thì bêu xấu nhau, thậm chí còn hãm hại nhau là đằng khác!”. “Nhưng có chào có hỏi vẫn hơn chứ con” – bác Tuyết phản ứng yếu ớt thì Hường chốt lại luôn: “Tính con như thế rồi mẹ ạ, giờ con không thay đổi được!”, khiến bác á khẩu, không nói thêm được gì nữa.
Nhiều lúc bác Tuyết cũng thấy chán chường với con dâu lắm. Nhưng rồi bác lại tự an ủi mình, rằng con dâu mình không xấu. Có điều, 2 người khác nhau về quan điểm, suy nghĩ sống mà thôi.
Nhưng chuyện xảy ra vừa rồi đã khiến bác Tuyết không thể dĩ hòa vi quý với con dâu được nữa. Số là bác kì công làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, còn có một con cá chép vàng sống rất đẹp để bầy lên cúng cùng mâm cơm nữa. Lúc thấy bác hí hoáy trong bếp, Hường đi vào không giúp được gì thì thôi còn phán xanh rờn: “Ôi, đến thời chúng con chắc chẳng còn ai cúng ngày nữa đâu mẹ ạ! Nghỉ Tết là người ta thu xếp công việc rồi đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc cực nhọc, chứ lại còn lao vào bếp vật lộn với những thứ này thì sao mà sống nổi nữa”. Bác Tuyết cười khổ, thế này xem ra Tết nhất không nhờ vả được gì con dâu rồi, vì chắc Hường còn bận nghỉ ngơi với đi du xuân.
Bác Tuyết làm cơm cúng vào buổi trưa, cơm nước xong xuôi bác sang nhà con gái cách đó 3km thăm cháu ngoại mới sinh được 3 tháng. Lúc bác về tới nhà cũng gần chiều tối, định bụng hạ mâm cúng xuống rồi mang cá chép đi thả, tiện thể mua thức ăn nấu cơm tối luôn. Nhưng bác giật mình khi không thấy cá chép đâu, trong khi mâm cỗ đã nguội ngắt thì vẫn còn nguyên. Tìm mãi cuối cùng phát hiện chiếc chậu nhỏ bác đựng cá chép ở trong bồn rửa bát, còn cá chép thì đã không thấy tăm tích.
Vừa hay thấy con dâu đi từ trên tầng 2 xuống, bác hỏi thăm thì Hường tỉnh bơ đáp: “À, lúc trưa đi làm về đói quá, mà tự dưng thèm cá rán thế là con mang đi rán ăn rồi mẹ ạ”. Bác Tuyết nghe mà như sét đánh ngang tai. “Mẹ phần cơm con trên bàn ăn rồi mà! Con có biết cá chép đấy mẹ cúng ông Công ông Táo không hả?” – bác Tuyết mãi mới thốt nên lời vì quá giận dữ và choáng váng. “Con biết mà mẹ! Có phải mẹ định mang đi thả ở hồ trong công viên không? Mẹ có biết là mẹ thả xuống rồi cũng bị người khác vớt lên ăn không, chi bằng mình ăn luôn có phải đỡ phí hoài không ạ, cá chép bổ lắm đấy mẹ ạ!” - Hường giải thích tường tận lí do mình làm việc đó khiến bác Tuyết cứ gọi là hóa đá tại chỗ.
Mặc dù giận con dâu vô cùng, nhưng bác có thể làm được gì? Đánh không được, mắng chửi thì Hường có lí lẽ riêng của cô, mà bác cũng không quen mắng mỏ, trì triết người khác. Nhưng cứ nghĩ đến con cá chép mình định mang đi phóng sinh lại bị con dâu cố tình rán vàng ăn mất là bác thấy khó chịu vô cùng. Sự khác biệt giữa 2 người là quá lớn, thực sự bác không thể dung hòa được nữa, dù đã rất cố gắng. Thôi thì qua Tết, bác sẽ cho vợ chồng con trai ra ở giêng, vậy là thoải mái cho cả đôi bên!
Bác Tuyết cũng biết con dâu mình trẻ người non dạ, vừa mới ra trường đã va vấp gì xã hội đâu, ở nhà lại được bố mẹ cưng như trứng mỏng. Vì thế bác cũng chẳng mong mỏi gì nhiều là con dâu mình đảm đang, khéo léo, biết chu toàn vun vén đâu. Bác chỉ cần Hường ngoan ngoãn, có hiếu có lòng thì bác cũng chẳng tiếc bảo ban, dạy dỗ và đối xử tốt với cô.
Ảnh minh họa
Nhưng nào ngờ Hường không những tính tình tiểu thư mà còn đỏng đảnh khó dạy, lúc nào cũng chỉ nhất nhất muốn theo ý mình, thậm chí bắt mẹ chồng phải theo. Sáng ra, bao năm nay bác Tuyết vẫn dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà, nên bác cũng muốn Hường bây giờ làm như thế. “Mẹ cũng quen dậy sớm rồi, thế nên có gì mẹ con mình cùng nấu, cho mọi người bữa ăn đảm bảo vệ sinh mà nóng sốt” – bác nhẹ nhàng bảo con dâu. Nhưng Hường không nghe: “Mẹ ơi, việc gì phải cầu kì như thế. Hàng quán người ta sinh ra là phục vụ cho mình, để mình bớt phải mất thời gian nấu nướng cơ mà, sao mình không tận dụng?”. Thế là từ ấy, chỉ mình bác Tuyết dậy nấu bữa sáng cho cả nhà, nếu bác nấu cả phần cho Hường thì cô ăn, còn không thì Hường ra ăn hàng, vì cô cũng có cần thiết đâu.
Từ chuyện sinh hoạt hàng ngày đến đối nhân xử thế, Hường luôn làm theo ý mình, mẹ chồng khuyên thế nào cũng không được. Ví như chuyện Hường đi từ đầu ngõ vào tới nhà nhưng gặp những người lớn tuổi cô tuyệt nhiên không chào hỏi một ai. Chuyện đến tai bác Tuyết, bác cũng gọi con dâu ra nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng Hường lập tức đưa ra lí lẽ của mình: “Mẹ ơi, mình có qua lại chơi bời gì với họ đâu, nên chào hay không thì có gì khác nhau ạ? Hơn nữa, con không chào hỏi họ, nhưng con cũng chẳng bao giờ nói xấu, đưa chuyện nhà họ, còn hơn những người ngoài mặt thì thơn thớt nói cười nhưng sau lưng thì bêu xấu nhau, thậm chí còn hãm hại nhau là đằng khác!”. “Nhưng có chào có hỏi vẫn hơn chứ con” – bác Tuyết phản ứng yếu ớt thì Hường chốt lại luôn: “Tính con như thế rồi mẹ ạ, giờ con không thay đổi được!”, khiến bác á khẩu, không nói thêm được gì nữa.
Nhiều lúc bác Tuyết cũng thấy chán chường với con dâu lắm. Nhưng rồi bác lại tự an ủi mình, rằng con dâu mình không xấu. Có điều, 2 người khác nhau về quan điểm, suy nghĩ sống mà thôi.
Nhưng chuyện xảy ra vừa rồi đã khiến bác Tuyết không thể dĩ hòa vi quý với con dâu được nữa. Số là bác kì công làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, còn có một con cá chép vàng sống rất đẹp để bầy lên cúng cùng mâm cơm nữa. Lúc thấy bác hí hoáy trong bếp, Hường đi vào không giúp được gì thì thôi còn phán xanh rờn: “Ôi, đến thời chúng con chắc chẳng còn ai cúng ngày nữa đâu mẹ ạ! Nghỉ Tết là người ta thu xếp công việc rồi đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc cực nhọc, chứ lại còn lao vào bếp vật lộn với những thứ này thì sao mà sống nổi nữa”. Bác Tuyết cười khổ, thế này xem ra Tết nhất không nhờ vả được gì con dâu rồi, vì chắc Hường còn bận nghỉ ngơi với đi du xuân.
Bác Tuyết làm cơm cúng vào buổi trưa, cơm nước xong xuôi bác sang nhà con gái cách đó 3km thăm cháu ngoại mới sinh được 3 tháng. Lúc bác về tới nhà cũng gần chiều tối, định bụng hạ mâm cúng xuống rồi mang cá chép đi thả, tiện thể mua thức ăn nấu cơm tối luôn. Nhưng bác giật mình khi không thấy cá chép đâu, trong khi mâm cỗ đã nguội ngắt thì vẫn còn nguyên. Tìm mãi cuối cùng phát hiện chiếc chậu nhỏ bác đựng cá chép ở trong bồn rửa bát, còn cá chép thì đã không thấy tăm tích.
Vừa hay thấy con dâu đi từ trên tầng 2 xuống, bác hỏi thăm thì Hường tỉnh bơ đáp: “À, lúc trưa đi làm về đói quá, mà tự dưng thèm cá rán thế là con mang đi rán ăn rồi mẹ ạ”. Bác Tuyết nghe mà như sét đánh ngang tai. “Mẹ phần cơm con trên bàn ăn rồi mà! Con có biết cá chép đấy mẹ cúng ông Công ông Táo không hả?” – bác Tuyết mãi mới thốt nên lời vì quá giận dữ và choáng váng. “Con biết mà mẹ! Có phải mẹ định mang đi thả ở hồ trong công viên không? Mẹ có biết là mẹ thả xuống rồi cũng bị người khác vớt lên ăn không, chi bằng mình ăn luôn có phải đỡ phí hoài không ạ, cá chép bổ lắm đấy mẹ ạ!” - Hường giải thích tường tận lí do mình làm việc đó khiến bác Tuyết cứ gọi là hóa đá tại chỗ.
Mặc dù giận con dâu vô cùng, nhưng bác có thể làm được gì? Đánh không được, mắng chửi thì Hường có lí lẽ riêng của cô, mà bác cũng không quen mắng mỏ, trì triết người khác. Nhưng cứ nghĩ đến con cá chép mình định mang đi phóng sinh lại bị con dâu cố tình rán vàng ăn mất là bác thấy khó chịu vô cùng. Sự khác biệt giữa 2 người là quá lớn, thực sự bác không thể dung hòa được nữa, dù đã rất cố gắng. Thôi thì qua Tết, bác sẽ cho vợ chồng con trai ra ở giêng, vậy là thoải mái cho cả đôi bên!
Theo Afamily/ trí thức trẻ