Mẹ dặn 5 con gái ở xa: Tết về mùng nào cũng được, đừng tranh cãi với nhà chồng
“Năm nay mùng mấy về ăn Tết hả con? Về được mùng mấy thì về nhé, đừng tranh cãi với nhà chồng rồi năm mới lại mất vui. Mẹ không quan trọng đâu, mùng nào các con về thì mẹ có Tết”.
Năm nào, trước Tết, mẹ cũng gọi điện, nhắn tin dặn hết con gái lớn đến con gái út chuyện về quê. Mẹ chỉ lo các con vì chuyện Tết nội, Tết ngoại mà cãi nhau với nhà chồng rồi tình cảm gia đình mâu thuẫn.
Các con khó sống ở nhà chồng, thì mẹ cũng đau trong lòng. Dù mẹ nói là vậy nhưng tôi hiểu hơn ai hết, mẹ mong các con về biết bao nhiêu.
Là con gái út, được ở với mẹ lâu nhất nên tôi luôn nặng gánh, đau đáu nhớ về mẹ mỗi dịp Tết đến. Ngày tôi lấy chồng, mẹ cũng khóc nhiều nhất. Có lẽ mẹ buồn vì từ nay sẽ không còn ai quấn lấy mẹ, sẽ là sự cô đơn bủa vây lấy căn nhà nhỏ từng đầy ắp tiếng cười.
Ảnh: Khang Chu Long
Lấy chồng đã 5 năm, tôi chưa từng được về đón giao thừa với mẹ. Nhà chồng tôi gia trưởng, chồng lại càng khó. Anh không chấp nhận chuyện vợ về nhà ngoại ăn Tết.
Với anh, vợ đi đâu thì đi, nhất nhất phải đón giao thừa và ở nhà nội ngày mùng 1 Tết. Cãi nhau nhiều lần không được, tôi cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Trên tôi có 4 chị gái, đều lấy chồng xa. Người lấy chồng gần nhất cũng cách nhà mẹ đẻ 60km. Gia đình các chị hay tôi đều không giàu có, làm chỉ đủ ăn đủ mặc.
Tôi sống ở thành phố lớn, công việc tuy có thuận lợi hơn các chị nhưng đổi lại, chi tiêu lại nhiều hơn. Năm nào, tôi cũng chỉ gửi biếu mẹ đôi, ba triệu ăn Tết. Các chị cũng gom góp chút ít biếu mẹ.
Vì ở xa nên tôi dặn người chị gái lấy chồng gần nhất, cách nhà 60km, sát Tết về mua biếu mẹ cây quất, cây đào. Có năm 29 Tết chưa có ai về, nhìn qua camera, nhà cửa vắng tanh, chưa thấy đào, quất, tôi lại chạnh lòng.
Mỗi lần mở camera ra xem để nhìn mẹ, nước mắt tôi chảy dài. Thương mẹ, nhớ mẹ là thế nhưng lại không thể chạy ùa về như đứa con gái còn độc thân, tự do bay nhảy.
Có lúc, tôi chỉ ước mình chưa lấy chồng, được ở bên mẹ, được chăm sóc yêu mẹ, được đón Tết cùng mẹ mãi mãi.
Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi mấy chị em chúng tôi ăn học, chưa một lời oán thán. Ngày trước, tôi cứ nhủ phải lấy chồng gần để được về thăm mẹ thường xuyên. Nhưng vì đi học, đi làm xa rồi duyên số lấy người chồng hiện tại, tôi phải xa mẹ nhiều năm.
Tôi từng ngỏ ý đón mẹ lên chung cư ở cùng, nhưng chồng tôi có vẻ không thích. Và nói thật, nếu thực sự anh có thích thì mẹ tôi cũng chẳng muốn.
Các cụ ở quê, quen cuộc sống điền viên, có hàng xóm láng giềng. Cuộc sống ở chung cư với 4 bức tường chắc chỉ làm cho mẹ thêm nỗi nhớ quê hương.
Cứ đến gần Tết, lòng tôi lại rạo rực, nôn nao nhớ về cảnh ở trong căn nhà cấp bốn, có bố, có mẹ. Tôi nhớ ngày nhà nghèo chưa có đệm, bố trải rơm xuống dưới giường rồi lót một chiếc chăn mỏng, thêm một chiếc chiếu cho mấy chị em tôi nằm đỡ lạnh.
Tôi nhớ nồi bánh chưng bố gói luộc thâu đêm. Mấy chị em tôi tranh nhau nằm gần bếp để canh mấy chiếc bánh chưng nhỏ được ăn sớm. Chiếc nào cũng phải buộc dây đánh dấu theo cách riêng để không ai bị nhầm của ai.
Sau khi bánh chín, 5 chị em cầm 5 chiếc bánh của mình ra khoe thành phẩm. Trước đây, Tết chỉ ước được ăn bánh chưng, bây giờ thì lại khác. Tiện bếp củi, bố lại nướng ít thịt xiên, cái bắp ngô cho mấy chị em ăn.
Mùi thịt, mùi bắp ngô thơm lừng góc bếp. Cả nhà xúm vào ăn uống, cười nói vui đùa. Khoảnh khắc ấy cả đời này tôi cũng không thể nào quên.
Giờ nhìn lại, một mình mẹ lủi thủi nơi góc bếp, lòng tôi lại quặn thắt. Mẹ vẫn gói bánh chưng đợi các con về, mẹ vẫn mua vài cân thịt, cân miến, ít bánh kẹo, hạt dưa chờ ngày sum họp. Nhưng chỉ có mình mẹ đón giao thừa trong cô quạnh. Thương mẹ nhưng biết làm sao!?
Tôi chỉ mong một lần chồng hiểu, để tôi được về đón giao thừa cùng mẹ. Cả 5 chị em tôi sẽ quây quần bên bếp bánh chưng, nói cười cùng mẹ, vui vầy bên mẹ…
Ước mơ đơn giản như vậy thôi, liệu có ai chịu hiểu cho những người phụ nữ lấy chồng xa?
Theo Vietnamnet
-
4 giờ trướcDù đàng trai nói những lời có cánh, cho rằng bạn gái chính là gu của mình nhưng cuối cùng anh vẫn bị từ chối tại "Bạn muốn hẹn hò".
-
8 giờ trướcCó một nhà thơ đã từng nói rằng “Cuộc sống sẽ ngày càng trở nên nghèo nàn bởi chúng ta giàu có”. Điều đó có vẻ là một nghịch lý khó tin. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào cách tổ chức các đám cưới như chia sẻ của tác giả Phạm Quang Vinh, chúng ta sẽ phải suy nghĩ về nhận xét trên.
-
9 giờ trướcChính tai tôi nghe rất rõ từng lời của người chồng nói về lý do cưới vợ...
-
11 giờ trướcAnh Chu nhờ mai mối để lấy người vợ hơn 7 tuổi, anh đã chuyển cho vợ 175 triệu đồng tiền thách cưới nhưng sau khi kết hôn mới biết vợ bị tâm thần và cắt bỏ tử cung.
-
12 giờ trướcTrong sử sách, hiếm có lễ cưới nào có ảnh hưởng lớn đến xã hội đương thời như của nàng công chúa này.
-
12 giờ trướcVì muốn chiêu đãi bạn gái món ăn yêu thích, thiếu niên 15 tuổi ở Selangor đã liều lĩnh tìm tới những kẻ cho vay nặng lãi trong vùng.
-
13 giờ trướcCưới vợ trẻ, sự chênh lệch tuổi tác và sự khác biệt lối sống đã khiến hôn nhân của tôi đi vào ngõ cụt.
-
1 ngày trướcQuy định mới của công Pang Dong Lai yêu cầu nhân viên không cưới hỏi quá xa hoa, lãng phí, ai vi phạm sẽ mất các phúc lợi và tiền thưởng.
-
1 ngày trướcCặp vợ chồng bị mất nhà vì cháy rừng nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra. Album cưới của họ từ năm 1961 vẫn còn nguyên vẹn.
-
1 ngày trướcVốn định kết hôn với cô gái khác nhưng khi trúng tiếng sét ái tình của Thanh Tú, Đình Tân quyết định hủy cưới để theo đuổi chân ái của đời mình.
-
1 ngày trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
2 ngày trướcTôi chỉ muốn ly hôn ngay vì không thể chịu đựng thêm chồng được nữa, nhất là hành động của anh ta với bố mẹ vợ.
-
2 ngày trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
2 ngày trướcHùng nói những lời ngọt ngào và khiến Lan tin rằng, anh chính là tình yêu đầu đời mà cô chờ đợi suốt bao năm.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
4 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước