Người mẹ có hành động khó hiểu trên họ Phiền, còn khá trẻ, sống trong ngôi làng Xá Hà, xã Lục Lang, huyện Vân Tây, thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc còn người chồng thường xuyên không ở nhà vì bận làm ăn xa.
Khi phóng viên tờ Bắc Kinh buổi sáng cùng cán bộ địa phương tìm đến gia đình này, đập vào mắt họ là một không gian bừa bộn đan xen bởi thứ mùi hôi nồng nặc.
Khi bác sĩ đi theo đoàn nói muốn nói chuyện với những đứa trẻ, người mẹ đột nhiên tỏ thái độ cảnh giác cao.
"Chúng tôi muốn nói chuyện với con gái lớn của chị một lát có được không", bác sĩ lên tiếng. "Nó không dám nói chuyện đâu", người phụ nữ đáp lời.
- Có bác sĩ ở đây, chị không cần quá lo lắng. Tôi vào phòng nói chuyện với cô bé một lát nhé.
- Nó không dám nói đâu.
Nói đoạn, người mẹ trẻ tiến đến cánh cửa toan chặn cửa lại. Phải mất gần nửa tiếng nói chuyện, người này mới đồng ý với lời đề nghị của bác sĩ.
"Cháu tên là gì? Cháu là con trai hay con gái? Váy cô mặc có đẹp không?" – vị bác sĩ cất tiếng làm quen với những đứa trẻ bị giam trong phòng.
Sau khi nói chuyện, người này trở ra với một số thông tin: "Có hai cháu trai và hai cháu gái. Tôi nhìn thấy một cháu nhoẻn miệng cười, biểu hiện vẫn khá ổn nhưng không nói gì. Một cháu lớn hơn khi nghe tôi bảo đưa điện thoại cho tôi, cháu cũng làm theo".
Qua chẩn đoán sơ bộ tại hiện trường, vị bác sĩ trên phán đoán người phụ nữ họ Phiền mắc chứng tâm thần phân liệt. Những đứa trẻ bị mẹ giam cầm trong nhà quá lâu cũng có những biểu hiện bất thường.
Theo phân tích của ông Trương Quý Kim – trưởng khoa mất ngủ bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Thập Yển:
"3 trong số 4 đứa trẻ chắc chắn đã mắc chứng tự kỷ. Việc giao tiếp của các cháu gặp rất nhiều khó khăn. Điều này không thể phủ nhận là không liên quan đến việc bị nhốt trong nhà trong thời gian quá dài.
Cần phải tiến hành giáo dục tâm lý một cách thích hợp, sau đó là khôi phục lại các giao tiếp xã hội mới có thể trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường."
Chính quyền xã Lục Lang hiện đã thống nhất kết hợp cùng bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Thập Yển làm thủ tục cho chị Phiền nhập viện điều trị vào ngày 4/9 vừa qua.
Chi phí điều trị sẽ do chính quyền thanh toán song mức phí này vẫn đang được thương lượng với bệnh viện để được hỗ trợ tối đa.
Tại đây, tinh thần của người mẹ trẻ này không ổn định, cũng không phối hợp với bác sĩ để chữa bệnh. Hiện tại các bác sĩ chỉ có thể dừng lại ở việc kiểm tra sơ bộ và cho bệnh nhân uống thuốc.
Trong khi đó, 4 đứa con của chị Phiền đã được gửi đến trường học. Việc sinh hoạt, ăn ở của các cháu đều có giáo viên phụ trách.
Khi phóng viên tờ Bắc Kinh buổi sáng cùng cán bộ địa phương tìm đến gia đình này, đập vào mắt họ là một không gian bừa bộn đan xen bởi thứ mùi hôi nồng nặc.
Khi bác sĩ đi theo đoàn nói muốn nói chuyện với những đứa trẻ, người mẹ đột nhiên tỏ thái độ cảnh giác cao.
"Chúng tôi muốn nói chuyện với con gái lớn của chị một lát có được không", bác sĩ lên tiếng. "Nó không dám nói chuyện đâu", người phụ nữ đáp lời.
- Có bác sĩ ở đây, chị không cần quá lo lắng. Tôi vào phòng nói chuyện với cô bé một lát nhé.
- Nó không dám nói đâu.
Nói đoạn, người mẹ trẻ tiến đến cánh cửa toan chặn cửa lại. Phải mất gần nửa tiếng nói chuyện, người này mới đồng ý với lời đề nghị của bác sĩ.
"Cháu tên là gì? Cháu là con trai hay con gái? Váy cô mặc có đẹp không?" – vị bác sĩ cất tiếng làm quen với những đứa trẻ bị giam trong phòng.
Sau khi nói chuyện, người này trở ra với một số thông tin: "Có hai cháu trai và hai cháu gái. Tôi nhìn thấy một cháu nhoẻn miệng cười, biểu hiện vẫn khá ổn nhưng không nói gì. Một cháu lớn hơn khi nghe tôi bảo đưa điện thoại cho tôi, cháu cũng làm theo".
Những đứa trẻ đang mải mê xem điện thoại trong phòng.
Qua chẩn đoán sơ bộ tại hiện trường, vị bác sĩ trên phán đoán người phụ nữ họ Phiền mắc chứng tâm thần phân liệt. Những đứa trẻ bị mẹ giam cầm trong nhà quá lâu cũng có những biểu hiện bất thường.
Theo phân tích của ông Trương Quý Kim – trưởng khoa mất ngủ bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Thập Yển:
"3 trong số 4 đứa trẻ chắc chắn đã mắc chứng tự kỷ. Việc giao tiếp của các cháu gặp rất nhiều khó khăn. Điều này không thể phủ nhận là không liên quan đến việc bị nhốt trong nhà trong thời gian quá dài.
Cần phải tiến hành giáo dục tâm lý một cách thích hợp, sau đó là khôi phục lại các giao tiếp xã hội mới có thể trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường."
Chính quyền xã Lục Lang hiện đã thống nhất kết hợp cùng bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Thập Yển làm thủ tục cho chị Phiền nhập viện điều trị vào ngày 4/9 vừa qua.
Chi phí điều trị sẽ do chính quyền thanh toán song mức phí này vẫn đang được thương lượng với bệnh viện để được hỗ trợ tối đa.
Tại đây, tinh thần của người mẹ trẻ này không ổn định, cũng không phối hợp với bác sĩ để chữa bệnh. Hiện tại các bác sĩ chỉ có thể dừng lại ở việc kiểm tra sơ bộ và cho bệnh nhân uống thuốc.
Trong khi đó, 4 đứa con của chị Phiền đã được gửi đến trường học. Việc sinh hoạt, ăn ở của các cháu đều có giáo viên phụ trách.
Theo Trí thức trẻ