Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính

Tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện có thể làm tăng huyết áp, gây ra bệnh tiểu đường và béo phì. Làm thế nào để giảm đường trong thực phẩm mà vẫn ngon miệng, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Đường có gây nghiện như cocain? Một thực tế không thể phủ nhận là chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường và đường cũng là thành phần không thể thiếu trong các món tráng miệng ưa thích. Vậy làm thế nào để cắt giảm đường tinh luyện và thay thế bằng đường tự nhiên?

Đường tự nhiên thường xuất hiện dưới dạng fructose trong hoa quả và lactose trong sữa. Tuy nhiên, có những loại đường được thêm vào trong thực phẩm và đồ uống trong quá trình chế biến.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ không nên sử dụng nhiều hơn 6 thìa cà phê đường 1 ngày, tương đương với 24 gram đường. Marisa Moore, một nhà dinh dưỡng học tại Atlanta, Hoa Kỳ đồng thời là phát ngôn viên Viên Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ cho biết: phần lớn chúng ta sử dụng phải đến 22 thìa cà phê đường mỗi ngày. 

“Không chỉ là cần phải kiêng đường, mà bạn nên nhớ rằng đường có trong rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Và tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân”.

Học cách để loại bỏ đường trong thực phẩm

Đường có nhiều loại: đường nâu, đường turbinado, đường thô, nước mía bay hơi, mật mía, mật ong, siro ngô, nước hoa quả kết tinh, mật cây thùa, hay siro mạch nha lúa mạch. Bạn cũng thấy rằng đường thường có cái đuôi “ose” như maltose hay sucrose. Một loại thực phẩm có thể có hơn 1 trong những loại đường được liệt kê ở trên. “Tất cả các loại đường này đều có tác dụng lên mức đường huyết như nhau. Mục tiêu là phải giảm càng nhiều loại đường thêm vào càng tốt".

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-1

Để có thể nắm được mình đưa vào cơ thể bao nhiêu lượng đường từ đồ ăn, bạn có thể xem thành phần dinh dưỡng ghi trên sản phẩm. Chính xác là bao nhiêu gram đường có trong những loại bánh kẹo hay đồ uống ưa thích như sô-cô-la, bánh ngọt,….

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-2

Không phải tất cả mọi loại đường đều là xấu. “Bạn cần làm quen với khái niệm đường tự nhiên và đường phụ gia”. Chẳng hạn như, hoa quả hay nước ép hoa quả 100% đều là đường, nhưng là đường tự nhiên. Các sản phẩm sữa như sữa giảm béo có chứa 12 gram đường nhưng đó là đường lactose tự nhiên. Ngoài ra, một chai soda chẳng hạn như coca cola có chứa tới 35 gram đường phụ gia và không hề có tý chất dinh dưỡng nào cả.

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-3

Đường “tàng hình”

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-4

Bạn biết rằng đường có trong bánh ngọt, bánh quy, bánh táo, kẹo. Nhưng đường thêm vào còn xuất hiện trong các loại thực phẩm mà bạn không ngờ như bánh mỳ, sốt cà chua và sốt đồ nướng, nước sốt salad, sốt marinade, bơ lạc, các đồ gia vị như sốt và hoa quả đóng hộp. Nó cũng “tàng hình” trong các loại đồ ăn lành mạnh. Chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt có thể chứa rất nhiều đường thêm vào.

Cẩn thận với các loại đồ uống đóng hộp

Trà chanh, 7-up, cà phê đá, protein, nước tăng lực và các loại đồ uống dành cho thể thao khác có nhiều lượng đường phụ gia khiến bạn vượt mức khuyến cáo sử dụng lượng đường mỗi ngày. Một số loại đồ uống có thể chứa đến 40-50 gram đường.

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-5

Do vậy bạn nên hạn chế uống đồ uống đóng hộp. Nếu bạn muốn tỉnh táo, hãy tự pha 1 tách trà hay 1 tách cà phê rồi cho thêm 1 thìa đường, như vậy lượng đường nạp vào cơ thể còn ít gấp nhiều lần từ đồ đóng hộp. Nếu muốn đồ uống có ga, hãy tìm nước suối có ga rồi pha vào đó thêm nước hoa quả tươi.

Nếu bạn là fan cuồng đồ ngọt, hãy tự mình chế biến. Chẳng hạn khi ăn ngũ cốc, bạn có thể thêm dâu hay việt quất, chuối khô, siro, một ít đường nâu, thêm một vài gia vị như quế, hạt nhục đậu khấu, và gừng và ăn kèm với các loại hoa quả tươi khác. Hoặc bạn có thể cho vào đó đường thay thế không nhiều calorie như stevia hay sucralose.

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-6

Bạn có thể học cách cắt giảm lượng đường theo thời gian, bằng cách cho vị giác làm quen dần dần. Chẳng hạn, hôm đầu bạn có thể cho 3 thìa đường vào cà phê, rồi giảm xuống còn 2 thìa, sau đó còn 1 thìa trong vòng 1 tháng. Nếu bạn là người nghiện uống nước ngọt, hãy giảm xuống chỉ uống 1 lon trong 1 tuần thay vì uống hàng ngày.

Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính-7

Nhờ vậy, bạn có thể giảm lượng đường nạp vào cơ thể và kiểm soát lượng đường huyết của mình thật tốt cho sức khỏe.

Chúc các bạn thành công!

Theo Sức khỏe và đời sống


chế độ dinh dưỡng bệnh tiểu đường

Tin tức mới nhất