Cà phê là một loại thức uống rất tốt, nó có khả năng giúp con người có thể tỉnh táo hơn, lấy lại tinh thần tốt trong các trường hợp bị mệt mỏi, strees… nhưng ngoài ra nếu chúng ta uống lạm dụng nó quá mức thì sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể của chúng ta.
Một số tác hại của cà phê
Lạm dụng cà phê quá nhiều có thể gây hại thận.
Gây ảnh hưởng tới tuyến thượng thận trong cơ thể: Nếu lạm dụng cà phê uống quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, bắt buộc tuyến thượng thận phải làm việc nhiều, quá sức ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra tuyến thượng thận có tác dụng điều hòa nhịp tim, chính vì vậy nếu bắt tuyến thượng thận là việc quá sức như vậy sẽ gây ảnh hưởng làm cho cơ thể kiệt sức, có thể gây ra các triệu chứng như yếu tim chẳng hạn.
Uống nhiều cà phê có thể gây nghiện: khi uống cà phê nhiều và thường xuyên như thói quen nó có thể gây nghiện bất cứ lúc nào. Khi ngày nào đó không được uống cà phê thì sẽ có cảm giác khó chịu, đau đầu, thiếu tập trung… Chính vì thế chúng ta phải có cách thưởng thức cà phê đúng cách, hợp lý.
Gây mất nước: các bạn uống cà phê nhưng có thể bạn chưa biết cà phê là loại nước uống giúp lợi tiểu, có khả năng kích thích sản xuất ra nước tiểu. Chính vì thế nếu bạn uống quá nhiều cà phê nó sẽ dẫn tới sản xuất ra rất nhiều nước tiểu, khiến bạn mất nước dẫn đên thiếu nước cho cơ thể.
Gây lo lắng, khó chịu: cà phê là loại nước uống có tác dụng gây kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp bạn có thể tỉnh táo hơn. Nhưng trong trường hợp bạn uống quá nhiều, uống hơn 4 cốc trong 1 ngày thì nó có thể bị tác dụng ngược lại, nó làm ảnh hưởng tới tuyến thượng thận, giảm đề kháng…dẫn tới cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Gây hại cho dạ dày: vì trong cà phê có tính axit rất cao, chính vì thế nếu uống nhiều, axit vào cơ thể nhiều sẽ dẫn tới các phản ứng không tốt cho dạ dày, có thể gây cảm giác khó chịu, đau bụng, khó tiêu. Và nếu uống cà phê nhiều và liên tục nó có thể dẫn tới các bệnh như viêm, loét dạ dày.
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nếu lạm dụng cà phê quá nhiều nó sẽ rất có hại cho cơ thể, nó gây 1 loạt liên quan tới các chức năng sinh sản, uống quá nhiều thậm chí có thể gây vô sinh. Nếu phụ nữ đang trong thời kì mang thai thì có thể dẫn tới ảnh hưởng tới số cân nặng của trẻ.
Lưu ý khi uống cà phê
Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Song, làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.
Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tuỵ và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.
Không nên để cà phê đã pha lâu
Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.
Lượng caffein được khuyên dùng mỗi ngày
Thực ra mỗi người có cơ chế trao đổi chất riêng (do gien quyết định), nên không phải ai cũng phản ứng với caffein như nhau. Điều đó giải thích tại sao một số người chỉ uống một tách cà phê vào buổi sáng thôi mà bị mất ngủ nhiều ngày liền, trong khi những người khác uống hai tách espresso sau bữa tối mà vẫn ngủ ngay sau khi đặt lưng lên giường. Những hướng dẫn sau đây sẽ gợi ý cho bạn lượng caffein tối đa bạn nên tiêu thụ mỗi ngày, cũng như lượng caffein trong một số loại đồ uống:
Hãy giữ lượng caffein tổng cộng trong ngày không vượt quá 400mg (ở một người nặng 65kg)
Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 200mg/ngày (ở một người nặng 65kg)
Trẻ em không nên uống quá 2,5mg/ngày.
Theo Khỏe & Đẹp