Nếu thực sự phạm tội, đúng là Minh Béo đi đêm mãi nên lần này gặp ma. Theo tường trình trên các báo từ khi Minh Béo bắt ở Mỹ hôm 24/3, có vẻ đây không phải là lần đầu anh ta bị tố cáo.
Đó là hành vi lạm dụng công việc và tên tuổi của mình để quấy rối tình dục trẻ vị thành niên khi họ cần Minh Béo giúp đỡ hay cho tham gia các chương trình văn nghệ do anh chủ trì.
Luật pháp ở mỗi nơi có sự khác biệt. Cảnh sát Mỹ đeo súng Colt và cầm còng số 8, cứ lầm lầm lì lì tóm những kẻ thích chơi ngoài vòng pháp luật.
"Anh nhận tội hay chối tội?"
Cũng phải nói rõ ngay là không phải công an Việt Nam không bắt được tội phạm ấu dâm bao giờ. Nhưng nếu so sánh những thành quả của hai hệ thống pháp luật, hình sự cũng như dân sự, thì phía Việt Nam mới tập tễnh vào nghề.
Điển hình thành công của công an Việt Nam là vụ ca sĩ Gary Glitter cách đây khoảng 10 năm. Hắn tên thật là Paul Francis Gadd, người Anh, từng dính líu nhiều vụ lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên, kể cả lần bị kết án quay phim khiêu dâm trẻ em hồi năm 1999.
Sau đó hắn sang Việt Nam và Campuchia tiếp tục trò lạm dụng này. Glitter bị bắt ở Vũng Tàu ngày 19/11/2005 về tội dâm ô với trẻ vị thành niên và tháng 3/2006. Hắn bị tòa kết án 3 năm tù cũng như phải bồi thường 4.000 USD cho các em bị lợi dụng.
Thêm vào đó, tháng 6/2006 Tòa án Nhân dân Tối cao TP HCM bồi thêm một hình phạt nữa là trục xuất Glitter khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Glitter được khoan hồng 3 tháng cuối và đưa thẳng ra sân bay vào tháng 8/2008.
Ngược lại, Minh Béo cũng từng bị nhiều nạn nhân tố cáo trên báo chí trong những năm qua, nhưng anh ta vẫn bình chân như vại, và lần này còn sang Mỹ biểu diễn.
Hệ thống pháp luật của Mỹ có bài bản, dày kinh nghiệm và minh bạch. Minh Béo chỉ mới bị cảnh sát Mỹ buộc tội và ngày 15/4, anh ta mới ra hầu tòa lần đầu. Tòa sẽ hỏi anh ta: “How do you plead?” (tạm dịch là "Anh nhận hay chối tội?").
Diễn viên Minh Béo bị cảnh sát Mỹ bắt giữ hôm 20/3 vì cáo buộc quấy rối tình dục trẻ em.
Luật pháp bảo vệ quyền lợi mọi người
Dĩ nhiên là nếu Minh Béo nhận tội như công tố viên tố cáo thì kể như xong, không còn tranh cãi gì nữa, và chỉ chờ tòa tuyên án. Hoặc nhận một tội nào nhẹ hơn với hình phạt cũng nhẹ hơn – do luật sư của Minh Béo điều đình được với công tố viên.
Nhưng thường hơn trong các vụ hình sự, các bị cáo thường chối tội ngay từ đầu. Đây là một điển hình về sự minh bạch của hệ thống pháp luật Mỹ.
Khác với lối tư duy của người dân nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, là “không có lửa sao có khói” và từ đó người bị cảnh sát cáo buộc là đã vi phạm luật thường phải tìm mọi cách để biện minh mình vô tội.
Ở Mỹ ngược lại. Hiến pháp của Mỹ chính thức bảo vệ quyền công dân của mọi người, và tu chính án số 5 bảo đảm các bị cáo được coi như vô tội cho đến khi tòa tuyên án.
Nói cách khác, ở Việt Nam người nào trong hoàn cảnh của Minh Béo thường sẽ lập tức thanh minh bào chữa cho mình. Nhưng ở Mỹ, giới hữu trách - thường là cảnh sát và công tố viên - phải chứng minh trước tòa.
Nếu có bồi thẩm đoàn (jury), họ phải thuyết phục 12 thành viên bồi thẩm đoàn là Minh Béo đã vi phạm những điều luật như cáo buộc. Do đó, ngày 15/4 sắp tới, nếu Minh Béo có luật sư bào chữa tốt thì anh sẽ không nhận tội, trách nhiệm chứng minh anh có tội thuộc về phía chính quyền.
Dĩ nhiên là chính quyền có nhiều phương tiện điều tra vụ việc để có thể chứng minh một cách chắc chắn là Minh Béo đã phạm luật.
Có quyền im lặng
Ngược lại, Minh Béo cũng có những “chiêu” để tự vệ. Bước đầu tiên là anh có quyền được luật sư bào chữa cho anh ngay sau khi anh bị bắt. Nếu anh có khả năng tài chính, anh có quyền thuê bất cứ luật sư nào anh chọn và họ đồng ý đại diện cho anh.
Trường hợp anh nghèo, chính quyền quận Cam, nơi anh bị bắt giữ, phải ủy nhiệm một luật sư do chính quyền trả tiền (public defender) để đại diện cho anh, vì đây là một vụ hình sự.
Tu chính án số 6 viết rõ quyền được đại diện này để bảo đảm nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Luật sư của anh sẽ có trách nhiệm gần như tuyệt đối là làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của anh.
Bước thứ hai là anh có quyền không cộng tác với cảnh sát hay công tố viên, nghĩa là anh cứ im thin thít, không phải trả lời những câu hỏi điều tra của họ.
Trên các phim và TV Mỹ, chúng ta thường thấy trong các vụ hình sự, khi cảnh sát bắt một nghi can thì lập tức họ phải đọc cho nghi can đó cái gọi là “Quyền Miranda”.
"Ông/bà có quyền giữ im lặng, nhưng những gì ông nói sẽ có thể được dùng làm bằng chứng trong phiên tòa; ông có quyền được luật sư đại diện cho ông"…
Dĩ nhiên là cảnh sát không được phép tra tấn hoặc dùng các biện pháp cưỡng chế về thân xác cũng như tâm thần Minh Béo để bắt anh phải khai hay nhận tội. Vi phạm những điều kiện trong phần này có thể đủ để tòa tuyên bố hủy bỏ vụ án.
Bước thứ ba là Minh Béo có thể xin tại ngoại. Hiện thời tiền thế chân (bail) của anh khá cao -1 triệu USD - một phần vì tội phạm liên quan đến ấu dâm thường bị đối xử nặng hơn. Phần nữa có lẽ là nguyên quán anh ở Việt Nam nên họ sợ anh có nhiều động lực để trốn khỏi quận Cam về Việt Nam hơn.
Sau đó sẽ lôi thôi hơn khi phải nhờ chính phủ Việt Nam dẫn độ anh trở lại Mỹ. Nhưng khi ra tòa hôm 15/4, chắc chắn luật sư của anh sẽ xin tòa giảm số tiền này, vì nhiều lý do, và rất có thể tòa sẽ hạ xuống.
Nếu anh có khả năng nộp tiền thế chân, anh sẽ thoải mái hơn khi được tại ngoại để chuẩn bị với luật sư phần bào chữa. Nhất là về mặt tâm lý.
Chuẩn bị kỹ càng
Bước thứ tư là chuẩn bị cho kỹ phần bào chữa. Ngoài luật sư, phía Minh Béo cũng cần phải điều tra ngược lại xem cảnh sát làm việc có nghiêm túc không khi họ bắt anh, có những dữ kiện nào khác có thể làm nhẹ tội hoặc hay hơn cả là giúp anh thoát tội.
Và luật sư của anh có quyền xem xét những bằng chứng của phía chính phủ để chuẩn bị cho phần bào chữa. Luật hình sự, dựa trên Hiến pháp và do Tối cao Pháp viện tạo những tiền án từ hai thế kỷ qua, còn có những hạn chế rõ ràng trong việc chính quyền truy bắt cũng như tố cáo bất kỳ người dân nào mà nếu cảnh sát hay công tố viên vi phạm thì vụ án phải hủy bỏ.
Bước thứ năm là chính những buổi xét xử. Ở Mỹ, tòa án phải công khai. Có thể chỉ một buổi đã xong, nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn.
Luật sư của Minh Béo có quyền đòi một bồi thẩm đoàn để xét xử anh và quyền chọn lựa các thành viên này cũng là một chiến thuật để bào chữa.
Đây cũng là một quyền và trách nhiệm căn bản trong xã hội Mỹ. Công dân có quyền bầu cử trực tiếp những người lãnh đạo mình, được Hiến pháp bảo vệ những quyền công dân căn bản, được bảo đảm an ninh, trật tự...
Và công dân cũng có những nhiệm vụ rõ ràng như đóng thuế, tuân thủ luật pháp, và thỉnh thoảng “được” ngồi vào bồi thẩm đoàn để xét xử những bị cáo trong địa hạt mình.
Bồi thẩm đoàn, nếu luật sư của Minh Béo yêu cầu, sẽ gồm những công dân cư ngụ trong quận Cam và đa số chắc chắn sẽ là người không phải gốc Việt.
Số phận của Minh Béo được quyết định trong phiên tòa ngày 15/4. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Minh Béo cần bình tĩnh
Tóm lại, dựa trên những gì đọc được trên báo chí hai nước, hoàn cảnh Minh Béo bị bắt và truy tố có vẻ hợp pháp chứ không phải vô cớ. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu trong một hành trình còn khá dài, có thể với những uẩn khúc mà người ngoài cuộc chưa lường được.
Mỗi bên đều có những lợi thế cũng như trách nhiệm rõ ràng. Do đó, chúng ta cũng chưa nên lên án vội, hãy để cho bộ máy hình sự của Mỹ vận hồi theo đúng trình tự và minh bạch.
Người cần bình tĩnh nhất phải là Minh Béo. Cuộc sống của anh đã bị đảo lộn, sự nghiệp cũng đã bị “trật đường rầy”, chưa kể đến những liên hệ với đồng nghiệp, những người thân quen, fan, và nhất là với gia đình anh.
Kế đến, anh cần một luật sư biết việc và tận tâm, không nhất thiết phải là người nào tính giá cao nhất. Nếu ta dùng một thí dụ quân sự, đây là một trận đánh lớn. Minh Béo là mục đích của trận đánh - thắng hay thua có hậu quả cụ thể - luật sư sẽ là tướng cầm quân bầy binh bố trận cho anh để đối đầu với đạo quân đối nghịch là cảnh sát và công tố viên.
Cũng tương tự như trong chiến trận hay trên bàn cờ, có những quy luật rõ ràng và được cả hai phe chấp nhận, cuộc chiến này sẽ quyết định số phận và tương lai của Minh Béo.
Diễn biến vụ việc
Minh Béo tên thật là Hồng Quang Minh, 39 tuổi, là nghệ sĩ hài được nhiều khán giả yêu thích. Anh thành lập sân khấu Sao Minh Béo (quận 11, TP HCM) và tập hợp được nhiều nghệ sĩ tham gia. Không chỉ đóng phim, diễn kịch, Minh Béo còn làm MC, đạo diễn sân khấu...
Ngày 23/3, Minh Béo bị cáo buộc quan hệ bằng miệng với một bé trai. Nạn nhân tố cáo vụ việc với Sở Cảnh sát Garden Grove (GGPD).
Ngày 24/3, một thanh tra GGPD đã đóng giả thiếu niên 14 tuổi và liên lạc với Minh Béo. Sau đó, Minh Béo đi gặp thiếu niên này (thực tế do cảnh sát đóng giả) với ý định thực hiện hành động dâm ô. Cảnh sát đã bắt giữ Minh Béo.
Trưa 28/3, anh trai Minh Béo thừa nhận em bị cảnh sát Mỹ bắt giữ
Ngày 29/3, Văn phòng biện lý Quận Cam (OCDA, California, Mỹ) thông báo "Minh Béo bị khởi tố ngày 25/3 với các tội danh: Quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thanh niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô.
10h ngày 15/4 (giờ địa phương), nghi phạm dự kiến sẽ ra hầu tòa.
Đó là hành vi lạm dụng công việc và tên tuổi của mình để quấy rối tình dục trẻ vị thành niên khi họ cần Minh Béo giúp đỡ hay cho tham gia các chương trình văn nghệ do anh chủ trì.
Luật pháp ở mỗi nơi có sự khác biệt. Cảnh sát Mỹ đeo súng Colt và cầm còng số 8, cứ lầm lầm lì lì tóm những kẻ thích chơi ngoài vòng pháp luật.
"Anh nhận tội hay chối tội?"
Cũng phải nói rõ ngay là không phải công an Việt Nam không bắt được tội phạm ấu dâm bao giờ. Nhưng nếu so sánh những thành quả của hai hệ thống pháp luật, hình sự cũng như dân sự, thì phía Việt Nam mới tập tễnh vào nghề.
Điển hình thành công của công an Việt Nam là vụ ca sĩ Gary Glitter cách đây khoảng 10 năm. Hắn tên thật là Paul Francis Gadd, người Anh, từng dính líu nhiều vụ lạm dụng tình dục trẻ em vị thành niên, kể cả lần bị kết án quay phim khiêu dâm trẻ em hồi năm 1999.
Sau đó hắn sang Việt Nam và Campuchia tiếp tục trò lạm dụng này. Glitter bị bắt ở Vũng Tàu ngày 19/11/2005 về tội dâm ô với trẻ vị thành niên và tháng 3/2006. Hắn bị tòa kết án 3 năm tù cũng như phải bồi thường 4.000 USD cho các em bị lợi dụng.
Thêm vào đó, tháng 6/2006 Tòa án Nhân dân Tối cao TP HCM bồi thêm một hình phạt nữa là trục xuất Glitter khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Glitter được khoan hồng 3 tháng cuối và đưa thẳng ra sân bay vào tháng 8/2008.
Ngược lại, Minh Béo cũng từng bị nhiều nạn nhân tố cáo trên báo chí trong những năm qua, nhưng anh ta vẫn bình chân như vại, và lần này còn sang Mỹ biểu diễn.
Hệ thống pháp luật của Mỹ có bài bản, dày kinh nghiệm và minh bạch. Minh Béo chỉ mới bị cảnh sát Mỹ buộc tội và ngày 15/4, anh ta mới ra hầu tòa lần đầu. Tòa sẽ hỏi anh ta: “How do you plead?” (tạm dịch là "Anh nhận hay chối tội?").
Diễn viên Minh Béo bị cảnh sát Mỹ bắt giữ hôm 20/3 vì cáo buộc quấy rối tình dục trẻ em.
Luật pháp bảo vệ quyền lợi mọi người
Dĩ nhiên là nếu Minh Béo nhận tội như công tố viên tố cáo thì kể như xong, không còn tranh cãi gì nữa, và chỉ chờ tòa tuyên án. Hoặc nhận một tội nào nhẹ hơn với hình phạt cũng nhẹ hơn – do luật sư của Minh Béo điều đình được với công tố viên.
Nhưng thường hơn trong các vụ hình sự, các bị cáo thường chối tội ngay từ đầu. Đây là một điển hình về sự minh bạch của hệ thống pháp luật Mỹ.
Khác với lối tư duy của người dân nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, là “không có lửa sao có khói” và từ đó người bị cảnh sát cáo buộc là đã vi phạm luật thường phải tìm mọi cách để biện minh mình vô tội.
Ở Mỹ ngược lại. Hiến pháp của Mỹ chính thức bảo vệ quyền công dân của mọi người, và tu chính án số 5 bảo đảm các bị cáo được coi như vô tội cho đến khi tòa tuyên án.
Nói cách khác, ở Việt Nam người nào trong hoàn cảnh của Minh Béo thường sẽ lập tức thanh minh bào chữa cho mình. Nhưng ở Mỹ, giới hữu trách - thường là cảnh sát và công tố viên - phải chứng minh trước tòa.
Nếu có bồi thẩm đoàn (jury), họ phải thuyết phục 12 thành viên bồi thẩm đoàn là Minh Béo đã vi phạm những điều luật như cáo buộc. Do đó, ngày 15/4 sắp tới, nếu Minh Béo có luật sư bào chữa tốt thì anh sẽ không nhận tội, trách nhiệm chứng minh anh có tội thuộc về phía chính quyền.
Dĩ nhiên là chính quyền có nhiều phương tiện điều tra vụ việc để có thể chứng minh một cách chắc chắn là Minh Béo đã phạm luật.
Có quyền im lặng
Ngược lại, Minh Béo cũng có những “chiêu” để tự vệ. Bước đầu tiên là anh có quyền được luật sư bào chữa cho anh ngay sau khi anh bị bắt. Nếu anh có khả năng tài chính, anh có quyền thuê bất cứ luật sư nào anh chọn và họ đồng ý đại diện cho anh.
Trường hợp anh nghèo, chính quyền quận Cam, nơi anh bị bắt giữ, phải ủy nhiệm một luật sư do chính quyền trả tiền (public defender) để đại diện cho anh, vì đây là một vụ hình sự.
Tu chính án số 6 viết rõ quyền được đại diện này để bảo đảm nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Luật sư của anh sẽ có trách nhiệm gần như tuyệt đối là làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của anh.
Bước thứ hai là anh có quyền không cộng tác với cảnh sát hay công tố viên, nghĩa là anh cứ im thin thít, không phải trả lời những câu hỏi điều tra của họ.
Trên các phim và TV Mỹ, chúng ta thường thấy trong các vụ hình sự, khi cảnh sát bắt một nghi can thì lập tức họ phải đọc cho nghi can đó cái gọi là “Quyền Miranda”.
"Ông/bà có quyền giữ im lặng, nhưng những gì ông nói sẽ có thể được dùng làm bằng chứng trong phiên tòa; ông có quyền được luật sư đại diện cho ông"…
Dĩ nhiên là cảnh sát không được phép tra tấn hoặc dùng các biện pháp cưỡng chế về thân xác cũng như tâm thần Minh Béo để bắt anh phải khai hay nhận tội. Vi phạm những điều kiện trong phần này có thể đủ để tòa tuyên bố hủy bỏ vụ án.
Bước thứ ba là Minh Béo có thể xin tại ngoại. Hiện thời tiền thế chân (bail) của anh khá cao -1 triệu USD - một phần vì tội phạm liên quan đến ấu dâm thường bị đối xử nặng hơn. Phần nữa có lẽ là nguyên quán anh ở Việt Nam nên họ sợ anh có nhiều động lực để trốn khỏi quận Cam về Việt Nam hơn.
Sau đó sẽ lôi thôi hơn khi phải nhờ chính phủ Việt Nam dẫn độ anh trở lại Mỹ. Nhưng khi ra tòa hôm 15/4, chắc chắn luật sư của anh sẽ xin tòa giảm số tiền này, vì nhiều lý do, và rất có thể tòa sẽ hạ xuống.
Nếu anh có khả năng nộp tiền thế chân, anh sẽ thoải mái hơn khi được tại ngoại để chuẩn bị với luật sư phần bào chữa. Nhất là về mặt tâm lý.
Chuẩn bị kỹ càng
Bước thứ tư là chuẩn bị cho kỹ phần bào chữa. Ngoài luật sư, phía Minh Béo cũng cần phải điều tra ngược lại xem cảnh sát làm việc có nghiêm túc không khi họ bắt anh, có những dữ kiện nào khác có thể làm nhẹ tội hoặc hay hơn cả là giúp anh thoát tội.
Và luật sư của anh có quyền xem xét những bằng chứng của phía chính phủ để chuẩn bị cho phần bào chữa. Luật hình sự, dựa trên Hiến pháp và do Tối cao Pháp viện tạo những tiền án từ hai thế kỷ qua, còn có những hạn chế rõ ràng trong việc chính quyền truy bắt cũng như tố cáo bất kỳ người dân nào mà nếu cảnh sát hay công tố viên vi phạm thì vụ án phải hủy bỏ.
Bước thứ năm là chính những buổi xét xử. Ở Mỹ, tòa án phải công khai. Có thể chỉ một buổi đã xong, nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn.
Luật sư của Minh Béo có quyền đòi một bồi thẩm đoàn để xét xử anh và quyền chọn lựa các thành viên này cũng là một chiến thuật để bào chữa.
Đây cũng là một quyền và trách nhiệm căn bản trong xã hội Mỹ. Công dân có quyền bầu cử trực tiếp những người lãnh đạo mình, được Hiến pháp bảo vệ những quyền công dân căn bản, được bảo đảm an ninh, trật tự...
Và công dân cũng có những nhiệm vụ rõ ràng như đóng thuế, tuân thủ luật pháp, và thỉnh thoảng “được” ngồi vào bồi thẩm đoàn để xét xử những bị cáo trong địa hạt mình.
Bồi thẩm đoàn, nếu luật sư của Minh Béo yêu cầu, sẽ gồm những công dân cư ngụ trong quận Cam và đa số chắc chắn sẽ là người không phải gốc Việt.
Số phận của Minh Béo được quyết định trong phiên tòa ngày 15/4. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Minh Béo cần bình tĩnh
Tóm lại, dựa trên những gì đọc được trên báo chí hai nước, hoàn cảnh Minh Béo bị bắt và truy tố có vẻ hợp pháp chứ không phải vô cớ. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu trong một hành trình còn khá dài, có thể với những uẩn khúc mà người ngoài cuộc chưa lường được.
Mỗi bên đều có những lợi thế cũng như trách nhiệm rõ ràng. Do đó, chúng ta cũng chưa nên lên án vội, hãy để cho bộ máy hình sự của Mỹ vận hồi theo đúng trình tự và minh bạch.
Người cần bình tĩnh nhất phải là Minh Béo. Cuộc sống của anh đã bị đảo lộn, sự nghiệp cũng đã bị “trật đường rầy”, chưa kể đến những liên hệ với đồng nghiệp, những người thân quen, fan, và nhất là với gia đình anh.
Kế đến, anh cần một luật sư biết việc và tận tâm, không nhất thiết phải là người nào tính giá cao nhất. Nếu ta dùng một thí dụ quân sự, đây là một trận đánh lớn. Minh Béo là mục đích của trận đánh - thắng hay thua có hậu quả cụ thể - luật sư sẽ là tướng cầm quân bầy binh bố trận cho anh để đối đầu với đạo quân đối nghịch là cảnh sát và công tố viên.
Cũng tương tự như trong chiến trận hay trên bàn cờ, có những quy luật rõ ràng và được cả hai phe chấp nhận, cuộc chiến này sẽ quyết định số phận và tương lai của Minh Béo.
Diễn biến vụ việc
Minh Béo tên thật là Hồng Quang Minh, 39 tuổi, là nghệ sĩ hài được nhiều khán giả yêu thích. Anh thành lập sân khấu Sao Minh Béo (quận 11, TP HCM) và tập hợp được nhiều nghệ sĩ tham gia. Không chỉ đóng phim, diễn kịch, Minh Béo còn làm MC, đạo diễn sân khấu...
Ngày 23/3, Minh Béo bị cáo buộc quan hệ bằng miệng với một bé trai. Nạn nhân tố cáo vụ việc với Sở Cảnh sát Garden Grove (GGPD).
Ngày 24/3, một thanh tra GGPD đã đóng giả thiếu niên 14 tuổi và liên lạc với Minh Béo. Sau đó, Minh Béo đi gặp thiếu niên này (thực tế do cảnh sát đóng giả) với ý định thực hiện hành động dâm ô. Cảnh sát đã bắt giữ Minh Béo.
Trưa 28/3, anh trai Minh Béo thừa nhận em bị cảnh sát Mỹ bắt giữ
Ngày 29/3, Văn phòng biện lý Quận Cam (OCDA, California, Mỹ) thông báo "Minh Béo bị khởi tố ngày 25/3 với các tội danh: Quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thanh niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô.
10h ngày 15/4 (giờ địa phương), nghi phạm dự kiến sẽ ra hầu tòa.
Theo Tri thức