Mới đây, trên trang Sanook đăng tải đoạn clip một cô chủ quán bán đồ ăn gây chú ý trên MXH nhờ ngoại hình nổi bật.
Những năm gần đây, trào lưu mặc trang phục gợi cảm bán hàng lan rộng ở một số nước châu Á.
Trước đó, trào lưu này bắt nguồn từ một số nước châu Âu. Ở thành phố Everett, bang Washington, mô hình cà phê bikini tại Mỹ gây lên nhiều tranh cãi.
Trước nhiều ý kiến chỉ trích của dư luận, một tòa phúc thẩm liên bang ra phán quyết buộc các nữ pha chế và phục vụ chuyên mặc bikini ở các quán cafe ngừng khoe da thịt. Trên thực tế, việc tận dụng yếu tố khiêu gợi để thu hút khách hàng không phải là điều hiếm hoi.
Ở Nhật Bản từng có một mô hình kinh doanh quán cà phê no-pan kissa (không đồ lót). Hầu hết các nữ phục vụ đều mặc váy ngắn nhưng không sử dụng đồ lót.
Giá của đồ uống ở đây cũng đắt hơn so với các quán cafe thông thường.
Nhiều phụ nữ lựa chọn làm việc ở các quán cafe này vì được trả lương cao mà không phải đối mặt với nguy cơ bị động chạm hay lạm dụng.Mô hình này hoạt động chủ yếu ở các nhà ga, xe lửa.
Tuy nhiên, hiện tại, no-pan kissa đã giảm xuống nhanh chóng vì Nhật Bản đưa ra nhiều điều luật để bảo vệ các doanh nghiệp truyền thống.
Ở Trung Quốc, mô hình "Mỹ nhân trầu cau" hay "Tây Thi trầu cau" từng rất phổ biến. Nhân viên nữ ở đây được trả lương cao nhưng hầu hết không có trình độ học vấn.
Năm 1960, một quầy bán trầu cau có tên là Shuangdong thuê những nữ nhân viên trẻ đẹp để bán hàng. Mô hình kinh doanh này trở nên thịnh hành vào những năm 1990. Hiện tại, cũng có nhiều mô hình kinh doanh tương tự nhưng không nhận được sự ủng hộ lâu dài vì không phù hợp ở những quốc gia vốn mang nặng truyền thống Á Đông.
Theo đó, ở một số địa phương cấm việc ăn mặc hở hang đứng bán hàng và coi đây là một hành động làm mất thể diện. Đồng thời việc khách hàng tụ tập đông tại một địa điểm cũng sẽ gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông hoặc ùn tắc giao thông và thậm chí là lạm dụng tình dục.
Theo Người Đưa Tin