Mới đầu hè, người Hà Nội đã kêu trời vì thiếu nước sạch
Dù mới chớm hè, song nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội đã và đang phải sống trong tình trạng thiếu nước triền miên khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn nghiêm trọng.
Theo báo cáo của sở Xây dựng Hà Nội, vào đợt nắng nóng đỉnh điểm trong mùa hè năm nay thì Thủ đô sẽ thiếu khoảng 60.000 nghìn mét khối nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, mới chỉ giữa tháng Tư mà hàng trăm hộ gia đình tại các quận nội thành đã phải kêu trời vì tình trạng mất nước kéo dài liên miên suốt hàng tuần liền.
Không có nước sạch để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt nên cuộc sống của họ trở nên vô cùng bức bối, khó chịu, nhất là khi thời tiết Hà Nội lại đang có xu hướng nóng dần lên.
Vật vã vì lịch cắt nước "đều như vắt chanh"
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại ngõ 18 phố Hòe Nhai (Ba Đình, Hà Nội), hàng chục hộ dân tại đây đã phải chịu cảnh mất nước 12h/ngày suốt hàng tuần nay. Lịch cắt nước tại khu vực này "đều như cơm bữa" khi ngày nào cũng bị cắt nước từ 6h sáng tới 18h.
"Ngày nào cũng cắt nước từ 6h sáng tới tận 18h. Ban đêm, các hộ dân tranh thủ tích được một ít nước nhưng cũng không ăn thua vì mùa hè, nhu cầu tắm giặt, dùng nước cũng lớn hơn mọi khi", bà Hiệu – một người dân sống tại khu vực này tâm sự.
Bà Hiệu – một người dân sống tại ngõ 18, phố Hòe Nhai.
Không chỉ riêng phố Hòe Nhai rơi vào tình trạng mất nước triền miên, mà nhiều khu vực khác tại quận Ba Đình cũng đang phải chịu chung nỗi khổ này. "Ở đây mất nước liên tục. Có ngày mất đến 10 tiếng liền, khổ sở vô cùng", anh Tuấn – chủ một quán ăn vặt trên phố Hàng Than thở dài, nói.
Anh Tuấn cho biết, gia đình anh cũng như nhiều hộ dân khác phải hạn chế cả việc đi vệ sinh, tắm rửa hay nấu ăn, giặt giũ". Thế nhưng, dù tiết kiệm hết sức, gia đình tôi vẫn chi hết cỡ 500.000 đồng/ngày để mua nước sạch. Do nhà mình còn kinh doanh nữa nên nếu cứ mất nước đều đều như thế này, tôi sợ phải bỏ nghề buôn bán hàng ăn mất", anh Tuấn nói thêm.
Việc vặn vòi hết cỡ vẫn không có giọt nước nào chảy ra đã trở nên quá quen thuộc
với người dân phố Hàng Than.
"Trời thì nóng, nước khan hiếm mà còn đắt đỏ nữa. Đi vệ sinh mấy lần mới dám dội, đợi có nước thì cũng phải chiều muộn. Đêm nào cũng phải 10h đêm mới có nước để đi tắm, như thế thực sự gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều", ông Đông, một người hàng xóm của anh Tuấn than thở.
Trong khi đó, chị Trịnh Thị Tuyết (Quán Thánh, Hà Nội) chia sẻ, ở khu vực chị sinh sống, ngày nào cũng mất nước sạch suốt 7 tiếng liên tục. "Tôi thấy không gì khổ bằng mất nước sạch. Ai đời tiền mua nước đắt hơn tiền mua đồ ăn. Mỗi ngày, gia đình có vợ chồng và con nhỏ thôi mà riêng tiền nước đã ngót nghét 300.000 đồng".
1.0001 kế tiết kiệm nước
Để "sống sót" qua những ngày mất nước sạch "đều như cơm bữa", người dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội đã nghĩ ra đủ cách đối phó, bao gồm cả việc tiết kiệm nước hết mức có thể cho đến việc tái sử dụng nước sinh hoạt.
Quá quen với tình trạng mất nước sạch vào mùa hè, chị Hoàng Thị Dung (hiện đang thuê trọ tại quận Ba Đình) chia sẻ, cứ mỗi khi bị mất nước sạch là chị lại xin làm thêm giờ tại cơ quan. "Như thế vừa kiếm thêm chút thu nhập lại vừa không phải chịu cảnh mất nước sạch nữa", chị Dung cho biết.
Để tiết kiệm, nhiều người còn rửa bát đũa bằng nước vo gạo, rửa rau.
Chút ít nước sạch xin hay mua được chỉ dám dùng để nấu ăn.
"Độc đáo" nhất có lẽ là "chiêu" tiết kiệm nước bằng việc sử dụng theo chu kỳ khép kín mà gia đình chị Lê Hồng Anh (quận Ba Đình, Hà Nội) đang áp dụng. "Nước sạch dùng để rửa rau, vo gạo xong thì tôi trút ra thau riêng dùng để dội khi đi vệ sinh. Vừa tiết kiệm, vừa sạch sẽ" .
Trong khi đó, chị Tuyết than thở, số tiền 300.000 đồng để mua nước chỉ đủ để ăn, uống. "Riêng chuyện tắm, giặt, ngày nào cũng phải vác đồ đi nhờ nhà hàng xóm, bạn bè đến ngại lắm mà vì tiếc của, cũng chẳng còn cách nào khác".
Chị Tuyết cũng cho biết, chuyện cả khu phố này phải "chạy loạn" khi mất nước sạch đã chẳng còn là điều gì xa lạ. Đặc biệt là vào dịp cuối tuần, rất nhiều hộ phải tản cư, nương nhờ nhà người thân.
Thau chậu luôn được để sẵn dưới vòi nước, chỉ trực chờ có ít nào là người dân
sẽ đem vào nhà tích trữ.
Quá bức xúc vì việc mất nước sạch "luân phiên", người dân đã gọi điện phản ánh lên nhà máy nước tại địa phương. Tuy nhiên, kết quả sau cùng vẫn là việc người dân phải chấp nhận "sống chung với lũ". "Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần nhưng không có thay đổi. Bây giờ, tôi chỉ dám hy vọng không mất thêm cả điện nữa chứ không thì cũng chẳng biết phải sống thế nào trong mùa hè này", bà Hậu (Quán Thánh, Hà Nội) chia sẻ.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tổng nguồn cấp nước trên địa bàn Hà Nội rơi vào khoảng 900.000m3/ngày đêm và sẽ tăng thêm được 60.000m3/ngày đêm sau khi hoàn thành một số dự án cải tạo nhằm nâng công suất nhà máy.
Tuy nhiên, vào giai đoạn cao điểm nắng nóng trong mùa hè này thì dự kiến nhu cầu dùng nước của người dân sẽ tăng thêm 12% so với bình thường, tương ứng với nhu cầu khoảng 1.020.000 m3/ngày đêm. Bởi vậy mà một số quận nội thành như Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa có thể sẽ có nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng trong các đợt nắng nóng cao điểm sắp tới.
Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo nghiên cứu lắp đặt bồn dự trữ tại các khu vực công cộng, nhằm tăng cường nước cho người dân trong những đợt nắng nóng cao điểm.
Không có nước sạch để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt nên cuộc sống của họ trở nên vô cùng bức bối, khó chịu, nhất là khi thời tiết Hà Nội lại đang có xu hướng nóng dần lên.
Vật vã vì lịch cắt nước "đều như vắt chanh"
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại ngõ 18 phố Hòe Nhai (Ba Đình, Hà Nội), hàng chục hộ dân tại đây đã phải chịu cảnh mất nước 12h/ngày suốt hàng tuần nay. Lịch cắt nước tại khu vực này "đều như cơm bữa" khi ngày nào cũng bị cắt nước từ 6h sáng tới 18h.
"Ngày nào cũng cắt nước từ 6h sáng tới tận 18h. Ban đêm, các hộ dân tranh thủ tích được một ít nước nhưng cũng không ăn thua vì mùa hè, nhu cầu tắm giặt, dùng nước cũng lớn hơn mọi khi", bà Hiệu – một người dân sống tại khu vực này tâm sự.
Bà Hiệu – một người dân sống tại ngõ 18, phố Hòe Nhai.
Không chỉ riêng phố Hòe Nhai rơi vào tình trạng mất nước triền miên, mà nhiều khu vực khác tại quận Ba Đình cũng đang phải chịu chung nỗi khổ này. "Ở đây mất nước liên tục. Có ngày mất đến 10 tiếng liền, khổ sở vô cùng", anh Tuấn – chủ một quán ăn vặt trên phố Hàng Than thở dài, nói.
Anh Tuấn cho biết, gia đình anh cũng như nhiều hộ dân khác phải hạn chế cả việc đi vệ sinh, tắm rửa hay nấu ăn, giặt giũ". Thế nhưng, dù tiết kiệm hết sức, gia đình tôi vẫn chi hết cỡ 500.000 đồng/ngày để mua nước sạch. Do nhà mình còn kinh doanh nữa nên nếu cứ mất nước đều đều như thế này, tôi sợ phải bỏ nghề buôn bán hàng ăn mất", anh Tuấn nói thêm.
Việc vặn vòi hết cỡ vẫn không có giọt nước nào chảy ra đã trở nên quá quen thuộc
với người dân phố Hàng Than.
"Trời thì nóng, nước khan hiếm mà còn đắt đỏ nữa. Đi vệ sinh mấy lần mới dám dội, đợi có nước thì cũng phải chiều muộn. Đêm nào cũng phải 10h đêm mới có nước để đi tắm, như thế thực sự gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều", ông Đông, một người hàng xóm của anh Tuấn than thở.
Trong khi đó, chị Trịnh Thị Tuyết (Quán Thánh, Hà Nội) chia sẻ, ở khu vực chị sinh sống, ngày nào cũng mất nước sạch suốt 7 tiếng liên tục. "Tôi thấy không gì khổ bằng mất nước sạch. Ai đời tiền mua nước đắt hơn tiền mua đồ ăn. Mỗi ngày, gia đình có vợ chồng và con nhỏ thôi mà riêng tiền nước đã ngót nghét 300.000 đồng".
1.0001 kế tiết kiệm nước
Để "sống sót" qua những ngày mất nước sạch "đều như cơm bữa", người dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội đã nghĩ ra đủ cách đối phó, bao gồm cả việc tiết kiệm nước hết mức có thể cho đến việc tái sử dụng nước sinh hoạt.
Quá quen với tình trạng mất nước sạch vào mùa hè, chị Hoàng Thị Dung (hiện đang thuê trọ tại quận Ba Đình) chia sẻ, cứ mỗi khi bị mất nước sạch là chị lại xin làm thêm giờ tại cơ quan. "Như thế vừa kiếm thêm chút thu nhập lại vừa không phải chịu cảnh mất nước sạch nữa", chị Dung cho biết.
Để tiết kiệm, nhiều người còn rửa bát đũa bằng nước vo gạo, rửa rau.
Chút ít nước sạch xin hay mua được chỉ dám dùng để nấu ăn.
"Độc đáo" nhất có lẽ là "chiêu" tiết kiệm nước bằng việc sử dụng theo chu kỳ khép kín mà gia đình chị Lê Hồng Anh (quận Ba Đình, Hà Nội) đang áp dụng. "Nước sạch dùng để rửa rau, vo gạo xong thì tôi trút ra thau riêng dùng để dội khi đi vệ sinh. Vừa tiết kiệm, vừa sạch sẽ" .
Trong khi đó, chị Tuyết than thở, số tiền 300.000 đồng để mua nước chỉ đủ để ăn, uống. "Riêng chuyện tắm, giặt, ngày nào cũng phải vác đồ đi nhờ nhà hàng xóm, bạn bè đến ngại lắm mà vì tiếc của, cũng chẳng còn cách nào khác".
Chị Tuyết cũng cho biết, chuyện cả khu phố này phải "chạy loạn" khi mất nước sạch đã chẳng còn là điều gì xa lạ. Đặc biệt là vào dịp cuối tuần, rất nhiều hộ phải tản cư, nương nhờ nhà người thân.
Thau chậu luôn được để sẵn dưới vòi nước, chỉ trực chờ có ít nào là người dân
sẽ đem vào nhà tích trữ.
Quá bức xúc vì việc mất nước sạch "luân phiên", người dân đã gọi điện phản ánh lên nhà máy nước tại địa phương. Tuy nhiên, kết quả sau cùng vẫn là việc người dân phải chấp nhận "sống chung với lũ". "Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần nhưng không có thay đổi. Bây giờ, tôi chỉ dám hy vọng không mất thêm cả điện nữa chứ không thì cũng chẳng biết phải sống thế nào trong mùa hè này", bà Hậu (Quán Thánh, Hà Nội) chia sẻ.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tổng nguồn cấp nước trên địa bàn Hà Nội rơi vào khoảng 900.000m3/ngày đêm và sẽ tăng thêm được 60.000m3/ngày đêm sau khi hoàn thành một số dự án cải tạo nhằm nâng công suất nhà máy.
Tuy nhiên, vào giai đoạn cao điểm nắng nóng trong mùa hè này thì dự kiến nhu cầu dùng nước của người dân sẽ tăng thêm 12% so với bình thường, tương ứng với nhu cầu khoảng 1.020.000 m3/ngày đêm. Bởi vậy mà một số quận nội thành như Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa có thể sẽ có nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng trong các đợt nắng nóng cao điểm sắp tới.
Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo nghiên cứu lắp đặt bồn dự trữ tại các khu vực công cộng, nhằm tăng cường nước cho người dân trong những đợt nắng nóng cao điểm.
Theo Trí Thức Trẻ
-
0 phút trướcSau vụ tai nạn khiến 1 người đang dừng chờ đèn đỏ tử vong, nhiều người bày tỏ mong muốn lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt để xử lý dứt điểm nạn "quái xế" gây náo loạn đường phố.
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 5/11/2024, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét đậm, vùng núi có nơi dưới 15 độ.
-
1 giờ trướcMột ngôi nhà 3 tầng ở đường Quang Trung (phường Quang Trung, Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ đổ sập. Nguyên nhân ban đầu được xác định do hàng xóm đào móng xây nhà.
-
1 giờ trướcMột số đoạn tường nối với hàng rào bị sập do cây đổ sau bão và trở thành nơi chứa rác. Cảnh ngổn ngang, xơ xác hiện lên khắp nơi bên trong Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô.
-
2 giờ trướcLiên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết", CQĐT kê biên rất nhiều bất động sản.
-
2 giờ trướcCơn mưa lớn kéo dài từ khoảng 3h sáng 5/11 đã khiến nước ngập nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng.
-
13 giờ trướcTheo quan điểm của luật sư, vụ việc nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy với tốc độ cao, bấm còi inh ỏi... trên phố Hà Nội, gây tai nạn khiến người đi đường tử vong có dấu hiệu của hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.
-
18 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip tài xế xe buýt ở TPHCM vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại. Ngay khi nhận thông tin, cảnh sát giao thông đã vào cuộc xử lý.
-
18 giờ trướcCơ quan công an tại Đắk Lắk đang xác minh thông tin một nữ shipper bị nam thanh niên đánh đấm túi bụi, cầm rựa dọa chém gây bức xúc dư luận.
-
18 giờ trướcThế Anh, Bình hẹn nhau đến quán karaoke Bình Minh Nhớ ở Hà Nội mua ma tuý để sử dụng. Mỗi người sử dụng 1 viên ma tuý, viên còn lại nghiền ra cho vào cốc bia để cho Ch. uống.
-
20 giờ trướcNhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một phụ nữ ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng.
-
20 giờ trướcTại cơ quan công an, nữ sinh N.H.N cho biết, bản thân không nhớ sự việc gì đã diễn ra, lúc tỉnh dậy đã thấy mình trong bệnh viện. Khi nghe bạn kể lại sự việc, N. mới biết mình đã gây tai nạn chết người
-
22 giờ trướcXe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.
-
23 giờ trướcCông an tỉnh Đồng Nai xử phạt tài xế ô tô khách về hành vi chở 28 học sinh nhưng không có giấy phép lái xe.
-
1 ngày trướcSáng nay (4/11), TAND TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 để xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm.
-
1 ngày trướcTrong đơn kháng cáo, bà Trương Mỹ Lan đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” và mức án tử hình đối với mình, đồng thời xin miễn hơn 673 tỷ đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.
-
1 ngày trướcLiên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 phụ nữ tử vong tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (Hà Nội), Công an quận Hoàn Kiếm đang điều tra, làm rõ nhóm "quái xế".
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 4/11/2024, khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có mưa vào giờ đi làm buổi sáng, trời rét. Trong gần như suốt cả tuần này, Miền Bắc sẽ mưa nhiều.
-
1 ngày trướcCơ quan chức năng Bình Thuận đang xác minh thi thể kẹt trong chân kè chắn sóng được phát hiện tại đảo Phú Quý, nghi là nam du khách chèo Sup hôm 26/10.
-
1 ngày trướcThạch Thị Sóc Sô Khone có chồng nhưng chưa có con. Để được chồng quan tâm và chu cấp, Khone mua bụng bầu giả bằng silicon để “ngụy trang”. Sau đó, cô ta vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh để hợp thức hóa việc sinh con của mình.
Tin tức mới nhất
-
15 phút trước
-
25 phút trước
-
47 phút trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước