Bạn đã bao giờ cảm thấy: Với người bạn đời thân thiết nhất, không có cãi vã, không xung đột nhưng lại không có sự thân mật như những cặp vợ chồng khác? Mọi thứ bí bách đến cùng cực nhưng không phải là lý do hợp lý để ly hôn?

Đây không hẳn là sự kiệt sức sau một mối quan hệ lâu dài, nhưng có thể là "sự thân mật giả". Nói dễ hiểu hơn thì đó là cố tình "né tránh sự gần gũi trong các mối quan hệ".
Làm thế nào "sự thân mật giả tạo" có thể xảy ra?

Thuật ngữ "thân mật giả" cũng nhiều lần được đề cập trong các bộ phim. Nó tái hiện thực tế là mặc dù hai bên rất thân thiết về hình thức, nhưng họ đang tránh sự thân mật gần gũi với nhau.

Mối quan hệ kiểu này không phải là hiếm và nếu chúng ta quan sát kỹ những người xung quanh, rất có thể họ đang nằm trong tình trạng này mà không nói ra.

Mối quan hệ an toàn bề ngoài trong gia đình: Hãy nhanh thoát khỏi-1

Thực ra cũng không khó để nhận ra sự thân mật giả trong bất cứ cặp vợ chồng nào. Vì chỉ khi tình huống bất ngờ xảy đến, nhìn vào phản ứng của họ là sẽ rõ tình cảm dành cho nhau có chân thành hay không.

Trên thực tế, mối quan hệ này là một trạng thái thỏa hiệp của cả hai bên: sử dụng sự gần gũi bề ngoài để tránh sự gần gũi thực sự. Bạn có thể tỏ ra thân thiết với chồng trước mắt người ngoài và ngược lại.

Về mặt lý thuyết, "thân mật giả" là một cơ chế phòng vệ - hai người đang cùng nhau chống lại trạng thái thân mật thực sự đòi hỏi cả hai bên phải hòa hợp, hạnh phúc cùng nhau.

Vậy tại sao mọi người lại muốn trốn tránh sự thân mật thực sự?

Rất nhiều lần chúng ta sợ "quan tâm đến ai đó" hoặc "người khác quan trọng với chúng ta". Bởi vì sự thân thiết thực sự được thể hiện bằng quan tâm, chia sẻ và cam kết về mặt tình cảm lẫn nhau. Nhưng đây là những rủi ro của đầu tư theo cảm tính, và khi quan tâm đến ai đó, chúng ta có nguy cơ bị tổn thương rất cao.

"Sự gần gũi giả tạo" là một cơ chế bảo vệ giúp chúng ta chống lại những nỗi sợ hãi và lo lắng, khiến chúng ta cảm thấy "an toàn" trong một mối quan hệ và không bị mất kiểm soát.

Bởi vì trong mối quan hệ này, những phản ứng cả về cảm xúc và hành vi đều hoàn toàn có thể đoán trước được, giải phóng chúng ta khỏi những phức tạp đi kèm với sự thân thiết thực sự.

Mối quan hệ an toàn bề ngoài trong gia đình: Hãy nhanh thoát khỏi-2

Do đó, một số nhà tâm lý học cho rằng trong "tri kỷ giả", chúng ta đang ở trạng thái "giam giữ cảm xúc", tức là cả hai bên đều đạt được thỏa thuận một cách vô thức - để duy trì tình cảm giả tạo với nhau. Sự giam hãm này có vẻ là ở bên nhau nhưng lại từ chối kết nối cảm xúc sâu sắc, về bản chất là một sự tách biệt.

Lấy một mối quan hệ vợ chồng làm ví dụ: Một số người nói rằng họ yêu bạn và quan tâm đến bạn không chê vào đâu được. Nhưng thực tế chỉ có bạn thấy rõ nhất họ có quan tâm thật lòng bạn hay họ chỉ đang làm tròn vai diễn của mình mà thôi.

"Sự thân mật giả tạo" có nhiều dạng: Đôi khi hành vi phụ thuộc vào nhu cầu của đối phương (người nhận chiếm ưu thế), hoặc đôi khi người nhận phụ thuộc vào những gì người kia cho (người cho chiếm ưu thế).

Nhưng dù thế nào đi nữa, cả hai bên trong mối quan hệ đều bị ràng buộc như nhau và họ phải tự nguyện cảm thấy "thế giới được an toàn".

Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, "sự thân mật giả" cũng gây hại cho cuộc sống gia đình. Bởi vì việc thực hiện sự thân mật là không thể chối cãi. Nếu bạn không may gặp một đối tác lâu nay đã quen với kiểu thân mật giả tạo, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bất lực và bối rối: Tại sao họ lại làm thế?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng "thân mật giả" là một mẫu hành vi rất dễ "lây truyền"

Nếu bạn sống và lớn lên trong môi trường gia đình mà mẹ cam kết thân mật giả, bạn sẽ thấy họ không bao giờ cãi vã, né tránh tranh luận và luôn mỉm cười ngay cả khi họ tức giận.

Mối quan hệ an toàn bề ngoài trong gia đình: Hãy nhanh thoát khỏi-3

Những người như thế sẽ không bao giờ bày tỏ tình yêu với nhau một cách vô tư và bộc phát. Họ không bao giờ xung đột và họ tôn trọng nhau một cách khách sáo.

Cả gia đình luôn ở trong trạng thái hòa thuận nhưng có phần gượng gạo. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy sẽ có suy nghĩ, hôn nhân và tình yêu chỉ là những tương tác được lập trình sẵn.

"Lý thuyết ba yếu tố của tình yêu" viết bởi nhà tâm lý học người Mỹ Robert J. Sternberg đề xuất rằng, tình yêu đích thực và lành mạnh bao gồm: đam mê, cam kết và sự thân mật, cả ba đều phải xuất phát từ trái tim.

Niềm đam mê rõ ràng không được lập trình và cần phải xây dựng sự thân mật. Đây là lý do tại sao "sự thân mật giả tạo" đi ngược lại với con đường của tình yêu đích thực.

Mối quan hệ "an toàn" bề ngoài này có thể khiến mọi người chìm sâu trong một thời gian dài, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được sửa chữa.

Chính vì vậy, nhiều người có một số cảm giác về "thân mật giả", nhưng họ không muốn suy nghĩ về nó cẩn thận và thậm chí còn miễn cưỡng chấp nhận nó chỉ để được nhận lời khen từ thiên hạ.

Khi một trong các đối tác trở nên không thể chịu đựng được và bắt đầu khao khát sự gần gũi thực sự, họ sẽ tìm cách chấm dứt hoặc thay đổi.

Sự mong manh của "thân mật giả" là chỉ cần cần một bên có dấu hiệu muốn chấm dứt, đối phương sẽ rất khó chấp nhận vì sự hòa hợp bề mặt tưởng chừng ổn định sẽ bị xé tan trong tích tắc, "sự cân bằng cộng sinh" đã bị phá hủy.

Quyết tâm "phá vỡ quy luật" rất dễ rơi vào vòng nguy hiểm, nhưng đó là cái giá phải trả.

Nếu bạn thấy mình bị rơi vào vòng xoáy "thân mật giả" lặp đi lặp lại trong mọi mối quan hệ, hãy nhanh chóng thoát khỏi nó, nếu không cuộc sống của bạn sẽ chỉ là những ngày tháng tồn tại vô nghĩa mà thôi.

Theo Tri Thức Trẻ