Một số thực phẩm và món ăn có ích cho người bị bệnh thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.



Cháo đậu xanh, món ăn thanh nhiệt, giải độc cho người bị bệnh thủy đậu

Cháo đậu xanh, món ăn thanh nhiệt, giải độc cho người bị bệnh thủy đậu

Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu:

- Bệnh diễn biến khoảng 7 - 10 ngày, nếu không có nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn da và các biến chứng khác, thường có thể tự khỏi một cách tự nhiên.

- Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt, cho ăn uống đủ chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng, tăng thành phần dinh dưỡng, để tăng cường sức đề kháng, hạn chế biến chứng. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và đi lại.

- Nếu thấy nốt phỏng có dạng nước đục, tức là có bội nhiễm vi khuẩn, hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại, người mệt mỏi, đau đầu, nôn... có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: viêm da, viêm phổi, viêm não - màng não, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

- Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vắc-xin được tiêm lúc trẻ được một tuổi trở lên.

Bệnh thủy đậu là do virút Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

Bệnh nhân thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24 - 48 giờ sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3, bắt đầu phát ban trên da, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài giờ, nốt nổi phỏng trên da.

Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Mụn nước có kích thước từ l - 3mm, chứa dịch trong, ở những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo. Những vết sẹo này thường là sẹo lõm trên da, gây mất thẩm mỹ và thường lưu lại đến hết đời.

Thủy đậu rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Nên tránh

Trong lúc bị bệnh, nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng và có tính bổ dưỡng quá. Tốt nhất nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưới dạng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo củ năng - lá tre non, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo, cải bắp, rau diếp, ngải cứu.
 

Người bệnh thủy đậu nên ăn bí đao, mướp đắng, đậu xanh, đậu đen, khoai tay, cải bắp, ngải cứu,...

Người bệnh thủy đậu nên ăn bí đao, mướp đắng, khoai tây, cải bắp, ngải cứu,...

 
Gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen rất tốt cho người bệnh thủy đậu
Gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen rất tốt cho người bệnh thủy đậu

Những người đang bị bệnh thủy đậu nên tránh ăn các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào, rau muống, các chất nhiều béo như hạt dẻ, đậu phụng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật…

Kỵ nhất là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Nên làm

Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua...

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.

 
Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường đề kháng, chống nhiễm trùng

Sau khi lành bệnh, các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, nên sử dụng nghệ tươi ngay lúc này để trị sẹo lõm sau thủy đậu.

Cách làm: rửa sạch củ nghệ, cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài để phần nước từ bên trong được tiết ra. Thoa nước này đều xung quanh vùng sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, rồi sau đó tiếp tục bôi lên một lớp khác.

Một số món ăn có ích cho người bị bệnh thủy đậu

Nước tam đậu, cam thảo:

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cam thảo bắc 2g.

Nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 - 3 lần cho trẻ uống trong ngày.

Các món canh ngon từ rau ngót và thịt heo.

Canh thanh nhiệt:

Đậu xanh, củ năng, rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ 20 - 30g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt).

Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.

Kim ngân hoa
Kim ngân hoa

Nước kim ngân hoa:

Kim ngân hoa 10g, nước mía 20ml. Nấu với 500ml nước, sôi khoảng 10 phút. Ngày uống một lần, uống liên tục 7 - 10 ngày, để giúp sơ phong thanh nhiệt, hạ sốt.

Cháo đậu đỏ, ý dĩ:

Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.

Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.

Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.

Cháo đậu, thịt heo:

Gạo tẻ 80g, đậu đỏ 30, đậu xanh 30g, thịt heo băm nhỏ 50g. Tất cả nấu với lượng nước thích hợp thành cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Món cháo này dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh thủy đậu, có sốt nhẹ.

Nước rau sam:

Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 - 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.

Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.

Theo SKĐS


bệnh thủy đậu cách chữa bệnh thủy đậu thực phẩm

Tin tức mới nhất