Rau mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần 1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín có thể cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng không nên lạm dụng quá nhiều loại rau này. Việc ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Mùa hè ăn rau mùng tơi khác nào thuốc độc, nhất định phải biết điều cần tránh-1
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng, nhiều gia đình có thói quen thích ăn đồ mát trong tủ lạnh nên nấu một bữa ăn cho cả ngày, hoặc nấu sẵn từ hôm trước đến sáng hôm sau mang cơm đi làm. Đây là một thói quen cần loại bỏ sớm vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.

Do đó, khi ăn rau xanh, đặc biệt là rau mồng tơi thì tuyệt đối không ăn khi đã để qua đêm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Ngoài ra, rau mồng tơi cũng là nhóm tính dược lý rất cao, nên nếu thuộc 1 trong 4 nhóm người dưới đây tốt nhất nên hạn chế ăn:

Mùa hè ăn rau mùng tơi khác nào thuốc độc, nhất định phải biết điều cần tránh-2
Ảnh minh họa.

Người sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin - hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Người mới lấy cao răng

Do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước nên dễ tạo mảng ố bám trên răng. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.

Người bị đau dạ dày

Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.

Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Theo Gia đình & Xã hội