Mùa hồng đến rồi, ăn ngon tuyệt nhưng phải có nguyên tắc!

Mặc dù là loại quả khoái khẩu của nhiều chị em nhưng mọi người vẫn cần tuân thủ một số quy tắc khi ăn hồng để tránh gây tác dụng phụ.

Quả hồng không những là trái cây được nhiều người yêu thích mà trong đông y còn dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên khi ăn hồng, bạn cũng cần chú ý một số điều quan trọng để tránh những hậu quả không đáng có. Nhất là trong trường hợp, bạn thuộc nhóm đối tượng cần cẩn trọng khi ăn hồng thì càng không nên bỏ qua.

Không ăn hồng khi bụng đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Mùa hồng đến rồi, ăn ngon tuyệt nhưng phải có nguyên tắc!-1

Không ăn hồng sau bữa ăn giàu đạm

Người Việt thường có thói quen tráng miệng ngay sau khi ăn bữa chính và hoa quả luôn là lựa chọn hàng đầu. Nhưng nếu bạn ăn hồng trong hoặc ngay sau một bữa ăn giàu đạm thì cần hết sức cẩn trọng.

Ăn hồng sau bữa ăn nhiều đạm sẽ khiến việc tiêu hóa trở nên chậm hơn, dễ tạo vón thực phẩm. Nguyên nhân bởi hải sản và quả hồng đều có tính hàn, không nên ăn cùng nhau.

Theo y học hiện đại, hải sản giàu protein khi kết hợp chất tanin trong quả hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành sỏi trong dạ dày.

Mùa hồng đến rồi, ăn ngon tuyệt nhưng phải có nguyên tắc!-2

Không ăn vỏ hồng

Phần lớn chất tanin nằm ở vỏ quả hồng (chất gây ra vị chát). Nếu ai đã cố gắng khử hết phần chát ở vỏ quả với hi vọng có thể ăn được toàn bộ quả hồng thì nên cân nhắc lại. Bởi ngay cả khi làm như vậy, chất tanin cũng không được khử bỏ hoàn toàn.

Mùa hồng đến rồi, ăn ngon tuyệt nhưng phải có nguyên tắc!-3

Không ăn hồng khi bị tiểu đường, tiêu hóa kém

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Mùa hồng đến rồi, ăn ngon tuyệt nhưng phải có nguyên tắc!-4

Bí quyết khử vị chát của quả hồng

Hồng ngâm giòn và vị ngọt, rất được nhiều người yêu thích, nhưng lại hay bị chát. Dưới đây là vài cách đơn giản để loại bỏ chúng.

- Bạn có thể xếp hồng vào trong thùng kín, lấy cồn hoặc rượu phun lên bề mặt quả, đậy kín 3-5 ngày, hồng sẽ hết chát.

- Ngâm hồng vào nước ấm 35 độ C, hoặc có thể cho thêm một chút muối, sau đó châm vào vỏ quả hồng, ngâm khoảng 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước 1-2 lần thì hồng sẽ không còn chát nữa.

- Cho hồng vào túi nylon cùng với 1 hoặc 2 quả táo tàu, hoặc quả lê, hoặc vùi vào thùng gạo buộc kín miệng túi lại, 2-3 ngày sau, vị chát của hồng cũng sẽ không còn.

Mùa hồng đến rồi, ăn ngon tuyệt nhưng phải có nguyên tắc!-5

Mase (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/nhung-dieu-cam-ky-khi-an-qua-hong-dung-bo-qua-n-277876.html

quả hồng

Tin tức mới nhất