Bayberry - Thanh mai là một loại quả phổ biến ở Trung Quốc.
Cô Lý rất thích ăn quả thanh mai. Dịp Tết Đoan ngọ năm nay, cô mua vài cân thanh mai về, dự định ăn dần trong kỳ nghỉ. Tuy nhiên, sau khi ăn một ngày, cô cảm thấy răng của mình đột nhiên đau nhức và yếu đi.
Bạn của Lý đã đưa cô đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ chắc chắn rằng nguyên nhân là quả Thanh mai đã gây ảnh hưởng đến ngà răng của Lý.
Bạn Lý cho biết Lý cuồng ăn thanh mai. Mùa quả này năm nào cô cũng ăn rất nhiều mà không biết đến hậu quả tàn phá của axit trong loại quả này đến răng của mình.
Sau khi quan sát, bác sĩ thấy rằng răng của Lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ở những răng tương đối tốt có men mờ, một số răng bị lộ ngà vàng.
Lớp ngoài cùng của răng là men, bao bọc bên trong ngà răng. Ngà răng khi bị kích thích bởi sự lạnh, nóng, chua, ngọt... từ thức ăn, khi nhai sẽ có cảm giác đau đớn, cắn khó... Gọi chung là chứng ngà răng nhạy cảm.
Theo bác sĩ, cô Lý có thói quen nghiến răng khi ngủ, vì vậy bề mặt răng bị bào nhẵn. Khi cô ăn nhiều quả thanh mai, quả thanh mai thực hiện việc "khử khoáng", làm cho lớp men răng mỏng của cô Lý cuối cùng bị hỏng và lộ ra ngà răng.
Không chỉ bởi thói quen nghiến răng, những người cói men răng mỏng bẩm sinh, những người cao tuổi... cũng dễ mòn men răng và để lộ ra ngà răng. Những người này cần có biện pháp phòng ngừa khi ăn các loại quả chua.
Sau khi ăn quả chua (thanh mai), các bác sĩ khuyên nên lập túc xúc miệng bằng nước ấm và đánh răng trong 1 giờ sau để giảm thiểu ăn mòn axit hữu cơ của răng. Khi răng bị đau, bạn có thể khử nhạy cảm bằng kem đánh răng hoặc xoa điểm đau.
Các bác sĩ cũng lưu ý rằng chứng nhạy cảm ngà răng không chỉ xuất hiện khi ăn quả thanh mai mà nó còn là hệ quả của hàng loạt những bệnh khác như sâu răng, khuyết tật răng do đánh răng không đúng cách, bệnh axit trào ngươc thực quản...
Khi răng trở nên tệ, bạn nên đến bệnh viện khám và được chữa trị.
Bảo Châu
Theo Vietnamnet