Các thiên thạch Eta Aquarid từ mảnh vỡ của sao Chổi Halley.


Các thiên thạch có tên Eta Aquarid bị vỡ ra từ sao chổi Halley. Vị trí của người xem sẽ tốt nhất khi đứng ở Nam bán cầu nhưng ở Anh có thể thấy những thiên thạch này trước 10 giờ đến 20 giờ.


Sao chổi Helley


Sao chổi Halley được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh Edmund Halley năm 1705. Cứ khoảng 76 năm thì sao Chổi lại quay lại gần Mặt Trời và được nhìn thấy từ Trái đất.


Lần gần đây nhất sao chổi này xuất hiện là vào năm 1986. Nó được dự đoán sẽ xuất hiện vào năm 2062, những mảnh vỡ này tạo thành vệt sáng, được đốt cháy trong không khí và tạ thành mưa sao băng.


Ngôi sao chổi mang tên nhà thiên văn học người Anh Edmond Halley


Những mảnh vụn của sao Chổi cũng gây ra hai loại mưa sao băng có tên là Eta Aquarids và Orionids thường xuất hiện vào tháng 10 hằng năm. Những cơn mưa sao băng này có thể xuất hiện tại bất cứ điểm nào trên bầu trời dựa vào hướng của chòm sao Bảo Bình ở phía Đông Bắc.


Sao chổi Helley xuất hiện trên tem thư


Thời gian tốt nhất để nhìn rõ vệt sáng của sao chổi này là lúc gần bình minh ở những vùng nông thôn. Hoặc là có thể xem mưa sao băng thông qua trang web Slooh, trong đó có sử dụng kính viễn vọng và bất kì ai cũng có thể trở thành nhà thiên văn học.

Theo VTC News