Giá phổ biến từ 40 - 60.000 đồng/ bát
Từ ngày mùng 3 Tết, khá nhiều quán bún ốc đã mở hàng để phục vụ các “thượng đế” có nhu cầu “giải ngấy” đầu năm.
Còn gì sung sướng bằng việc vừa đi chúc Tết về, tạt vào quán bún ốc, được hít hà bát bún ốc với nước dùng thật thơm, chua chua mùi dấm bỗng, bỏ chút tương ớt rồi sì sụp đến tận giọt cuối cùng.
"Ăn bún ốc giải ngấy ở đâu, giá bao nhiêu" luôn là câu hỏi của nhiều người trong ngày đầu năm. Ảnh: Thu Hà
Bát bún ốc trở thành món ăn “đặc sản” trong những ngày Tết ê hề thịt thà, bánh chưng. Dù giá cả có tăng lên gấp đôi, thực khách cũng vui vẻ chấp nhận bởi họ đã quá chán ngán thịt thà. Thế nhưng cũng bởi vì đang Tết nên tìm quán bún ốc ngon cũng khá gian nan.
Theo ghi nhận của PV Emđẹp, không ít quán bún ốc đã tận dụng vỉa hè làm nơi bán hàng ngày đầu năm bởi các cửa tiệm còn chưa mở cửa.
Vỉa hè trở thành nơi bán bún ốc vì sự tiện lợi của nó. Ảnh: Thu Hà
Chị Minh Phương (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) thì đi lễ ở Phủ Tây Hồ, sau đó tạt vào bánh tôm, bún ốc ở phố Phùng Hưng.
“Xét về đồ ăn mình thấy tươi ngon, sạch sẽ, phục vụ nhiệt tình và đặc biệt là rất nhanh. Con trai và con dâu bác bans harất tinh ý, đoán biết sở thích của khách hàng. Còn người làm cũng đông nên bao quát được hết tất cả các khách. Cả nhà ba mẹ con em ăn đĩa bánh tôm cho hai người, hai bát bún ốc, một bát bún riêu và một lon coca tổng hết 315.000 đồng. Tính ra 60.000 đồng/ bát bún. Ngày Tết nhất, mình thấy giá đó là phải. Ăn tới đâu sướng tới đấy”, chị Phương vui vẻ nói.
Chủ quán được dịp “kiêu”?
Kể về hành trình đi ăn bún giải ngấy đầu năm của mình, chị Bùi Hoa (Hà Nội) đã đến quán bún hải sản ở phố Ngũ Xã (Q. Tây Hồ, Hà Nội) vì ấn tượng biển quảng cáo của cửa hàng với nội dung: “Cảnh báo khách hàng không được mừng tuổi chúng tôi vì chúng tôi cam kết không tăng giá, mở vào ngày mùng 3 Tết, bún Hải Sản đệ nhất...”.
“Không biết ngày thường bao nhiêu nhưng mùng 2 Tết giá một bát 50.000 đồng, cũng tạm ổn, giá đó không phải quá đắt”. chị Hoa cảm nhận.
Chất lượng bún hải sản ngày Tết liệu có như lời đồn đại? Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, theo chị Hoa, điều khiến quán bún hải sản này “mất điểm” là thái độ của người phục vụ. “Chửi bậy, mắng cả khách, sồn sồn chửi người khác trong khi cả nhà họ đang ăn uống. Có người mắng hết khách rồi chửi người làm. Thôi thì đành ăn vì chắc quán quá đông khách nên họ mới như thế.
Đến khi ăn uống thì ăn trúng 2 con bề bề màu xanh lá cây, đắng, mùi hoá chất sộc lên, tôm để lâu, cá thì bở bùng bục, không được tươi ngon như mọi khi. Đồ ăn đã không ngon lại nghe cái giọng chan chát chửi bới, thề sẽ không quay lại quán lần nữa!”, chị Hoa kể.
Chị Phạm Hằng, một khách hàng cũng đi ăn ở quán này vào ngày mùng 2 cho biết chị thực sự không ưng kiểu “mặt sưng lên như ai thiếu nợ, ăn nói cộc lốc” của người bán. Chưa kể đồ ăn nhạt nhẽo như chỉ “chạy qua hàng ốc”.
Quán bún ốc tại phố Hòe Nhai cũng là một địa điểm được nhiều thực khách mách nhau trong những ngày này. Hoàng Phương Anh cho biết tối mùng 2 Tết, vợ chồng chị cũng ra đó ăn bún giải ngấy, giá 60.000 đồn/ bát.
“Thực sự không ngon, đói nên đành ăn tạm. Rau sống thì héo, bị úng nước”, chị cảm nhận.
Người bán luôn tay vì quá đông khách đi ăn bún ốc giải ngấy. Ảnh: Thu Hà
Còn chị Khánh Hà (Q. Hà Đông, Hà Nội) đang có bầu 3 tháng. Bầu bì vốn nghén ngẩm, bụng đói, chị chỉ ao ước được ăn bát bún ốc giải ngấy.
“Đi loanh quanh mãi mới tìm được quán bún ốc. Giá 50.000 đồng/bát, trong khi giá ngày thường chỉ 25.000 đồng. Nhưng bực nhất là đồ ăn quá tệ, đậu bốc mùi thiu. Đã nghén sợ đồ ăn lại càng sợ. Hai vợ chồng gần như bỏ dở cả bát bún và tìm được quán bún ốc khác gần đó chỉ có 40.000 đồng mà ốc rất thơm ngon, bát đầy đủ. Đi ăn ngày Tết thật không biết đâu mà lần”, chị Hà bức xúc.
Chị Hà khẳng định khách chấp nhận bị “chặt chém” khi đi ăn bún giải ngấy đầu năm vì trong khi người khác nghỉ Tết thì người bán không được nghỉ. Tuy nhiên, chất lượng đồ ăn hàng quán ngày này vẫn còn là
Theo Emdep.vn