Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chính thức xác nhận, loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) không chỉ có khả năng loại trừ bệnh sốt xuất huyết mà còn có thể ức chế virus Zika.
Muỗi vằn tự nhiên mang tác nhân sinh học Wolbachia nuôi thử nghiệm ở đảo Trí Nguyên. Ảnh tư liệu.
Trao đổi với Zing.vn sáng 27/3, bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Khánh Hòa cho biết, loại muỗi vằn tự nhiên giống đực mang tác nhân sinh học Wolbachia giao phối với con muỗi cái gây mất khả năng đẻ trứng, vô sinh. Do vậy, loài muỗi bị khống chế giảm dần số lượng đến khi mất giống.
Theo ông Hội, muỗi vằn mang tác nhân sinh học Wolbachia gây mất khả năng đẻ trứng của con muỗi cái đồng nghĩa với khả năng ức chế sự phát triển của virus Zika cũng như virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
Vài năm gần đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa phối hợp thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”.
Dự án này thử nghiệm thả muỗi vằn tự nhiên có cấy vi khuẩn Wolbachia ở đảo Trí Nguyên nhằm giảm khả năng lây truyền virus sốt xuất huyết.
Kết quả, năm 2014, tại đảo không có ca bệnh nào. Năm 2015, dịch sốt xuất huyết ở Khánh Hòa bùng phát đỉnh điểm nhưng tại đảo Trí Nguyên chỉ có một ca bệnh.
Thiết bị đo thân nhiệt du khách ở Cảng Hàng không Cam Ranh phòng chống virus Zika. Ảnh: H.Hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lạc quan, phương pháp mới này có nhiều triển vọng trong phòng ngừa lây truyền virus Zika. “Virus Zika và virus sốt xuất huyết cùng một loại muỗi truyền bệnh đó là Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên).Loại muỗi này bị khống chế phát triển thì có thể phòng chống được cả 2 bệnh này", ông Long nhấn mạnh.
Bộ Y tế đã yêu cầu Khánh Hòa mở rộng địa bàn thử nghiệm từ đảo Trí Nguyên đưa muỗi mang tác nhân sinh học Aedes aegypti vào đất liền nhân rộng mô hình vừa phòng chống bệnh sốt xuất huyết vừa ngăn ngừa virus Zika.
Muỗi vằn tự nhiên mang tác nhân sinh học Wolbachia nuôi thử nghiệm ở đảo Trí Nguyên. Ảnh tư liệu.
Trao đổi với Zing.vn sáng 27/3, bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Khánh Hòa cho biết, loại muỗi vằn tự nhiên giống đực mang tác nhân sinh học Wolbachia giao phối với con muỗi cái gây mất khả năng đẻ trứng, vô sinh. Do vậy, loài muỗi bị khống chế giảm dần số lượng đến khi mất giống.
Theo ông Hội, muỗi vằn mang tác nhân sinh học Wolbachia gây mất khả năng đẻ trứng của con muỗi cái đồng nghĩa với khả năng ức chế sự phát triển của virus Zika cũng như virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
Vài năm gần đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa phối hợp thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”.
Dự án này thử nghiệm thả muỗi vằn tự nhiên có cấy vi khuẩn Wolbachia ở đảo Trí Nguyên nhằm giảm khả năng lây truyền virus sốt xuất huyết.
Kết quả, năm 2014, tại đảo không có ca bệnh nào. Năm 2015, dịch sốt xuất huyết ở Khánh Hòa bùng phát đỉnh điểm nhưng tại đảo Trí Nguyên chỉ có một ca bệnh.
Thiết bị đo thân nhiệt du khách ở Cảng Hàng không Cam Ranh phòng chống virus Zika. Ảnh: H.Hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lạc quan, phương pháp mới này có nhiều triển vọng trong phòng ngừa lây truyền virus Zika. “Virus Zika và virus sốt xuất huyết cùng một loại muỗi truyền bệnh đó là Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên).Loại muỗi này bị khống chế phát triển thì có thể phòng chống được cả 2 bệnh này", ông Long nhấn mạnh.
Bộ Y tế đã yêu cầu Khánh Hòa mở rộng địa bàn thử nghiệm từ đảo Trí Nguyên đưa muỗi mang tác nhân sinh học Aedes aegypti vào đất liền nhân rộng mô hình vừa phòng chống bệnh sốt xuất huyết vừa ngăn ngừa virus Zika.
Theo Zing