1. Không chiếm lợi của người khác về mình
Từng có một cô gái lên mạng chia sẻ tình huống của mình thế này: Bạn thân lấy chồng, cô gửi phong bì mừng 6.000 nhân dân tệ. Đến khi cô láy chồng, người bạn thân ấy mừng lại 600 nhân dân tệ.
Sau khi thông tin được chia sẻ, rất nhiều người tỏ ra bức xúc, đặt câu hỏi: Vậy mà người bạn kia vẫn có thể gửi phong bì mừng được sao?
Tiền bạc phân minh, người thân trong gia đình đã phải rõ ràng, huống chi là bạn bè.
Đôi bên kết giao qua lại lịch sự, tuyệt đối sẽ không có chuyện chiếm lợi của người khác về mình, đây là sự giáo dục cơ bản mà mỗi người cần có.
Theo truyền thống của người Trung Quốc và cũng khá phổ biến ở Việt Nam chúng ta, khi gia đình có hôn sự, bạn bè khách khứa gửi tiền mừng đều phải ghi chép lại để sau này đáp lễ.
Ảnh minh họa
Vào thời Xuân Thu, Dương Hổ muốn bái kiến Khổng Tử, nhân lúc Khổng Tử không có nhà, ông đã gửi đến một con heo quay. Biết chuyện, Khổng Tử liền trả lễ.
Không tranh thủ chiếm lợi từ người khác, đó là sự tu dưỡng căn bản nhất. Người tử tế sẽ không chiếm lợi từ người khác, cho dù là trong tình huống, hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
2. Biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
Có một đôi vợ chồng nọ, người chồng rất thích ăn sầu riêng nhưng vì người vợ cảm thấy loại quả này có mùi rất nặng, cô cảm thấy ăn sầu riêng thực sự là một việc không thể tưởng tượng được.
Vậy nhưng kết hôn vài chục năm, người vợ mỗi lần đi qua chợ hoa quả mà thấy sầu riêng đều mua về cho chồng, sau đó người chồng mang sầu riêng ra bãi cỏ trong khu dân cư ngồi ăn hết và nhai kẹo thơm để át mùi rồi mới về nhà.
Ở bên nhau vài chục năm, họ chẳng bao giờ to tiếng hay xô xát, cãi vã.
Người vợ biết chồng thích ăn nên mua, còn người chồng biết vợ mình không thích mùi sầu riêng nên ra ngoài ăn.
Những người tử tế, đều không coi mình là trung tâm, họ biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ cho người khác.
3. Biết tri ân, báo ân
Người vô ơn thường coi sự giúp đỡ, tử tế của người khác dành cho mình là lẽ tất nhiên, họ chỉ biết hạch sách đòi hỏi mà không bao giờ biết báo đáp. Người tử tế sẽ không làm vậy. Họ biết tri ân đến những người đã giúp mình và luôn ghi nhớ, báo đáp ân tình đó.
Trong cuộc sống, tình cảm giữa người với người được xây dựng từ sự qua lại, tương hỗ, đối đãi chân thành.
Mỗi một người chỉ có mang trong mình lòng biết ơn, người khác mới cảm thấy yên tâm kết giao, trong quá trình chơi với nhau mới dám yên tâm mà cho đi và không phải lo lắng rằng một ngày nào đó người bạn này quay đầu đi mất.
Một người biết cảm ơn mới có thể xem là người tử tế, ghi nhớ sự tử tế của người khác, đường đời sẽ càng đi càng rộng.
4. Biết khoan dung với người khác
Hàn Kỳ thời Bắc Tống là một danh thần, có một lần ông đọc sách vào buổi tối, viên lính giúp ông cầm đèn vì không chú ý, mất tập trung nên đã để lửa làm cháy mất một ít tóc mai.
Lúc đó, ông không hề quay đầu lại, tiện tay dập tắt lửa. Một lúc sau, ông phát hiện viên lính cầm đèn kia đã bị thay.
Hỏi cấp dưới, người này mới nói vì viên lính kia làm cháy tóc mai của tướng quân nên đã thay người khác.
Hàn Kỳ nghe vậy liền nói: "Gọi viên lính đó quay lại, cậu ta giờ đã biết cách làm thế nào để lửa không làm cháy người."
Vào tình huống lúc bấy giờ, nếu viên lính kia thực sự bị điều đi, thì chắc chắn cậu ta sẽ bị xử phạt và sau này khó có thể có được cơ hội phát triển. Hàn Kỳ không nhẫn tâm để một chút sai lầm hủy hoại cả cuộc đời của một con người.
Những viên lính khác biết chuyện tướng quân bao dung thuộc hạ nên vô cùng cảm phục và yêu mến Hàn Kỳ, tinh thần chí khí của cả một đội quân do ông chỉ huy tăng lên trông thấy.
Đối xử tử tế với người khác là một trí tuệ thượng đẳng và người tử tế luôn biết để lại một đường lui cho người khác, không chỉ trích quá đáng, cũng không khiến cho người khác phải khó xử.
Theo Trí Thức Trẻ