Tô Hoài (1920 - 2014) là nhà văn nổi tiếng Việt Nam với tác phẩm gây tiếng vang "Dế mèn phiêu lưu ký". Khi đọc những lời lãng mạn của ông, nhiều cư dân mạng nói khá bất ngờ khi một nhà văn thành công với tác phẩm văn thiếu nhi lại có những lúc thả thính "gắt" thế này.
Nam Cao (1917 - 1951) là cây bút nổi tiếng của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Dù thể hiện bi kịch của Chí Phèo hay tri thức nghèo trong "Đời thừa", ông đều gắn nhân vật với hiện thực xã hội lúc bấy giờ: đói nghèo và những bất công xã hội. Đến cả việc "thả thính", ông vẫn gắn chuyện đói no vào để nói lên tiếng lòng: Muốn cưới vợ thì trước hết phải cho cô ấy đủ cái ăn, cái mặc.
Xuân Diệu (1916 - 1985) là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ "Vội vàng" cùng những hình ảnh thi vị như tắt nắng, buộc gió... Dân mạng cho rằng, sẽ không có gì khó hiểu khi nhà thơ này có những lời thả thính ngọt ngào như vậy. "Đến tháng Giêng ông còn xem như cặp môi gần thì việc chôn người yêu vào tim là điều quá dễ dàng", Thanh Nga viết.
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) được xem là một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt là tập "Thơ điên". Cái "điên" của ông được các nhà phê bình văn học khen ngợi qua những vần thơ về ánh trăng như "Ai mua trăng, tôi bán trăng cho...". Nói vậy để thấy rằng sẽ không có gì khó hiểu khi ông "mượn trăng tỏ tình" với lời ví von ánh trăng là khuôn mặt của người yêu.
Đọc những lời thơ thả thính của thi sĩ Việt Nam, dân mạng nói sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhà thơ Nguyễn Bính (1918 - 1966). Nhiều người cho rằng, những vần thơ đầy sự tương tư, si tình của ông như "Gió mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"... đã quá quen thuộc với người yêu thơ. Vì vậy, học thả thính là phải bắt chước cụ Bính ngày xưa. "Bây giờ muốn học cách cưa gái tự động đổ thì nên mua tuyển tập thơ Nguyễn Bình, thả thính kiểu này ai mà không mê?", Thành Nam nói.
Chế Lan Viên (1920 - 1989) được các nhà thơ cùng thời gọi là thi sĩ tài hoa và sâu nặng ân tình. Ông thể hiện điều đó qua các hình ảnh ví von trong thơ của mình: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Cũng trong bài "Tiếng hát con tàu này", ông được cho là đã "mượn thơ tỏ tình" với hình ảnh nhớ người yêu như đông về nhớ rét.
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là một nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng. Được biết, câu "thả thính" trên lấy cảm hứng từ chuyện tình ngày trẻ giữa ông và cô điệp viên Pháp M.R. "Nếu mình là cô điệp viên ấy, khi được ví von là người tài hoa chắc đổ gục và nguyện theo bác Thi suốt đời", Hoài Anh viết.
Nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) lại "mượn thủ đô tỏ tình". Đọc lời văn của ông, Thanh Hậu nói: "Hà Nội nghìn năm văn hiến cũng không bằng lời thả thính nghìn năm yêu em của bác Tưởng".
Theo Zing