Chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân, chuyên viên Mai Anh Quyền (chuyên viên tư vấn HIV - hỗ trợ cộng đồng tại TP.HCM) chia sẻ, gần đây anh mới tiếp nhận một nam thanh niên vừa tròn 16 tuổi bị nhiễm HIV do thường xuyên quan hệ tình dục đường miệng với nhiều người.

Nam sinh 16 tuổi suy sụp khi nhiễm HIV vì 1 kiểu quan hệ tình dục-1
Chuyên viên Mai Anh Quyền chia sẻ trường hợp nam sinh 16 tuổi nhiễm HIV do quan hệ tình dục bằng miệng với nhiều người.

Theo anh Mai Anh Quyền, nam sinh N.Đ.N (SN 2005, TP.HCM) tìm đến mình trong tâm trạng vô cùng hoảng sợ, suy sụp với nhiều mụn rộp xuất hiện ở ngực, lưng cùng các triệu chứng sốt, ho.

Bằng sự nhạy cảm trong công việc của mình, chuyên viên Mai Anh Quyền nhanh chóng cho cậu đi làm xét nghiệm HIV. Kết quả trả về cho thấy nam sinh 16 tuổi có HIV.

"N.Đ.N còn đang đi học, sống cùng với ông bà, bố mẹ đã ly dị nhau và mỗi người đều có cuộc sống riêng. Trường hợp của em bị nhiễm HIV do quan hệ tình dục bằng miệng thường xuyên với nhiều người khác nhau đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc", chuyên viên Mai Anh Quyền cho hay.

Chuyên viên Mai Anh Quyền chia sẻ: "Ở độ tuổi của các em là tuổi ăn tuổi học chứ không phải là độ tuổi tìm hiểu về quan hệ tình dục. Các em cũng phải biết những việc mình làm sẽ có những hậu quả như thế nào. Các em làm cũng phải suy nghĩ đến cha mẹ mình chứ, tại sao chỉ suy nghĩ cho mình thôi.

Cái điều đáng buồn ở đây là khi Jack hỏi đến em sinh năm 2005 này là 'em có quan hệ tình dục an toàn hay không' thì em trả lời 'em không có quan hệ tình dục an toàn nhưng em có quan hệ bằng đường miệng với rất nhiều người mà bản thân không nhớ".

Nam sinh 16 tuổi suy sụp khi nhiễm HIV vì 1 kiểu quan hệ tình dục-2

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), nhiều người cho rằng hành vi oral sex sẽ giúp tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục vì không tiếp xúc trực tiếp bộ phận sinh dục với nhau. Tuy nhiên, suy nghĩ này vô tình tạo tâm lý chủ quan trong an toàn quan hệ tình dục.

Thực tế thì vi khuẩn gây nhiều căn bệnh nguy hiểm trên vẫn có khả năng trú ngụ trong họng và đợi thời điểm để gây bệnh.

2 tác hại đáng sợ nhất có thể xảy ra khi oral sex, ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV

1. Nguy cơ ung thư vòm họng

Không phải quan hệ tình dục bằng miệng gây ung thư mà virus gây u nhú ở người (HPV) có thể lây truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục, nhất là oral sex.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England vào năm 2007 cho thấy nguy cơ ung thư hầu họng cao hơn ở những người đã quan hệ tình dục bằng miệng với ít nhất 6 bạn tình.

Nam sinh 16 tuổi suy sụp khi nhiễm HIV vì 1 kiểu quan hệ tình dục-3

2. Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ngoài nhiễm HIV, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như Herpes, giang mai, lậu, HPV và viêm gan vi-rút có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Những rủi ro phụ thuộc vào rất nhiều điều khác nhau, bao gồm số lượng bạn tình mà bạn có, giới tính của bạn và những hành vi quan hệ tình dục bằng miệng cụ thể mà bạn đã làm.

Oral sex muốn an toàn cần ghi nhớ 6 điều quan trọng!

Theo giới chuyên gia, nếu muốn thực hiện hành vi oral sex tốt nhất nên:

- Sử dụng bao cao su để tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh.

Nam sinh 16 tuổi suy sụp khi nhiễm HIV vì 1 kiểu quan hệ tình dục-4

- Chung thủy một vợ một chồng.

- Không thực hiện oral sex nếu trong miệng có vết thương hở vì sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

- Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

- Không nên đánh răng ngay bởi khi nướu hoặc lợi của bạn bị tổn thương, virus dễ dàng xâm nhập sau khi "yêu" đường miệng.

- Chỉ nên "quan hệ" đường miệng với người bạn tin tưởng, không nhiễm HIV và tuyệt đối không qua lại với nhiều bạn tình.

Theo chuyên viên Mai Anh Quyền, để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP.

Giới chuyên gia cũng khuyên, các bạn trẻ nên tỉnh táo lường trước những hậu quả có thể xảy ra khi quan hệ tình dục. Trang bị cho mình kiến thức, sự hiểu biết về tình dục để bảo vệ chính mình và luôn cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm HIV).

Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV - PrEP là việc sử dụng (uống) thuốc kháng HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Theo Pháp Luật & Bạn Đọc