Bàn tay của Chúa (World Cup 1986)
Sự xuất sắc của "Cậu bé vàng" Diego Maradona tại vòng knock-out, đặc biệt là bàn thắng bằng tay trong trận tứ kết với đội tuyển Anh đã giúp Argentina có lần thứ 2 trong lịch sử giành Cúp vàng thế giới vào năm 1986.
Vụ việc này đã gây tranh cãi liên miên và chỉ có thể được làm sáng tỏ khi người ta làm chậm đoạn video ghi lại khoảnh khắc huyền thoại người Argentina đã "khéo léo" dùng tay đấm bóng vào khung thành. Maradona sau này tự gọi pha bóng của mình là "Bàn tay của Chúa".Tuy nhiên, bàn thắng trong trận cầu này được coi là một thảm hoạ của lịch sử giải bóng đá lớn nhất hành tinh khi Maradona đã dùng... tay để đưa bóng vào lưới đội tuyển Anh.
Bàn tay bẩn (World Cup 2010)
"Thảm hoạ" kế tiếp được người ta liên tục nhắc đến, thật trớ trêu thay, cũng là một vụ việc có sự xuất hiện của bàn tay. Lần này là Luis Suarez.
Trong tình huống ở hiệp phụ, Suarez đã dùng tay cản phá như thủ môn, cứu thua cho Uruguay trên vạch vôi. Sau đó, Suarez bị đuổi nhưng Ghana lại đá hỏng phạt đền. Cuối cùng, đội bóng châu Phi đã thua Uruguay ở loạt sút luân lưu. Xuất sắc vượt qua vòng bảng với nhiều gương mặt nổi trội, Ghana đã làm lên kì tích khi lọt vòng tứ kết World Cup 2014. Tuy nhiên, đội bóng đến từ châu Phi đã "đau đớn" dừng chân phần nào bởi pha bóng gây tranh cãi của Luiz Suaraz.
Nhiều người sau đó coi đây là vết nhơ trong sự nghiệp của Suarez. Tuy nhiên, cũng có những người lại nói rằng pha cứu thua lại khiến Suarez trông giống một anh hùng hơn là tội đồ?
Bàn thắng bị từ chối của Lampard (World Cup 2010)
Trong những trận cầu giữa Anh và Đức luôn chứa đựng nhiều cảm xúc và nhiều tình huống để bàn cãi. Trận chung kết năm 1966, người Đức đổ lỗi cho trọng tài vì bàn thắng mập mờ của George Hurst còn năm 2010 thì người Anh lại một phen nuối tiếc vì lỗi của trọng tài.
Nhiều người cho rằng nếu trọng tài không mắc sai lầm trong trận đấu này, người Anh có thể đã làm nhiều hơn, biết đâu là vô địch lần thứ hai sau lần đầu tiên vào năm 1966? Ở trận đấu thuộc vòng 1/8 với Đức cách đây 8 năm, tiền đạo người Anh Frank Lampard đã đưa được bóng qua vạch vôi của đội tuyển Đức (thậm chí pha quay chậm cho thấy bóng đã ở khá xa vạch vôi) nhưng trọng tài đã không công nhận bàn thắng mười mươi ấy.
Vẫn đá bình thường sau khi nhận 2 thẻ vàng (World Cup 2006)
Mọi người đều biết: cầu thủ bị phạt thẻ vàng 2 lần trong một trận đấu thì phải lập tức rời sân ngay sau thẻ vàng thứ hai. Đương nhiên, các trọng tài còn nắm rõ luật này hơn ai hết. Thế nhưng, "biết" và "nhớ" là hai phạm trù khác nhau.
Trước đó, Simunic đã nhận thẻ vàng ở phút 61 và phút 90 nhưng mãi đến khi trận đấu bước vào phút bù giờ thứ 3, Simunic mới bị đuổi vì... tiếp tục xấu chơi và nhận thẻ vàng lần nữa. Ngay sau sự cố này, trọng tài Graham Poll đã bị tước quyền làm việc ở giải đấu.Ở World Cup 2006, trọng tài nổi tiếng người Anh Graham Poll, người được công nhận là trọng tài hàng đầu nước Anh trong vòng 25 năm, đã tạo ra thảm họa trên sân cỏ. Trong trận đấu giữa Croatia và Australia, "ông vua áo đen" này đã "quên" đuổi Josip Simunic khi cầu thủ này nhận 2 thẻ vàng.
Cú "giải nghệ" của Zidane (World Cup 2006)
Sau khi đã no nê với mọi danh hiệu ở tất cả mọi cấp độ cá nhân, câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, Zinedine Zidane lên kế hoạch giải nghệ sau khi World Cup 2006. Tuy nhiên, ở trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp, Zidane đã để lại hình ảnh không đẹp, khi húc đầu vào ngực của Materazzi.
Chiếc thẻ đỏ của Zidane là một trong những nguyên nhân khiến cho Pháp thua Italia trong trận chung kết World Cup 2006. Tuy nhiên, điều khiến người ta coi vụ việc là "thảm hoạ" của giải đấu còn vì hành động thoá mạ Zidane của Materazzi. Rõ ràng, việc Pháp đến trận chung kết World Cup 2006 có dấu ấn lớn nhất của Zidane. Song, từ vị thế của một người hùng, Zizou đã chuốc lấy chiếc thẻ đỏ từ trọng tài chính người Argentina, Horacio Elizondo.
Theo CAND