Khoảng 9g một ngày cuối tháng Năm, tôi có mặt tại khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Q.9), nơi các đối tượng móc túi thường tập kết để hành nghề. Khoảng 15 phút sau, một đôi nam nữ khoảng ngoài 30 tuổi xuất hiện tại khu vực cầu vượt Suối Tiên để chuẩn bị cho một ngày “làm việc”. 9g30, chiếc xe buýt số 07 vừa ghé bến, cả hai nháy mắt rồi cùng lên xe.
Người phụ nữ ngồi ở ghế sát cửa lên xuống, gã đàn ông ngồi cách đó một dãy ghế, tựa người vào cửa sổ, quan sát xung quanh. Xe đến cầu vượt Sóng Thần hướng về Bình Dương , thấy một cô gái đứng sát cửa lên xuống, lập tức người đàn ông áp sát, lấy áo khoác quấn vào cổ tay, luồn tay móc chiếc điện thoại của cô gái rồi chuyền sang cho người phụ nữ đứng phía sau.
Hai tên móc túi chuyên nghiệp trên xe buýt số 07 đang “rình mồi”
Chú Đức, một người bán nước giải khát dạo trước khu du lịch văn hóa Suối Tiên bức xúc kể: “Hàng ngày tôi chứng kiến cả chục vụ móc túi. Bọn chúng ra tay trắng trợn, chẳng xem pháp luật ra gì. Vào các ngày lễ, tết, các đối tượng móc túi hoạt động nhiều hơn, có khi lên đến hàng chục tên. Những tuyến xe buýt số 8, 19, 33, 150, 601, 604, 07 thường được chúng “thăm viếng” nhiều nhất, có khi trên cùng một tuyến xe buýt có ba-bốn đối tượng “hành nghề”, chúng lên xuống xe gần chục lần mỗi ngày…”.
Bọn móc túi luôn đi theo nhóm từ hai người trở lên, chọn các tuyến xe có số lượng khách đông, nhất là vào những giờ cao điểm; hành khách càng đông, càng chen lấn thì chúng càng dễ dàng ra tay...
Khách đi xe buýt không nên để điện thoại, bóp có tiền ở túi quần hay túi áo khoác. Nếu trong ba lô, giỏ xách có đựng laptop hoặc tài sản có giá trị thì nên đeo ở phía trước. Khi trên xe đông người, có cảnh chen lấn phải hết sức đề phòng. Chúng tôi rất mong các cơ quan tăng cường kiểm soát, sớm tìm ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả hành vi trộm cắp trên các phương tiện giao thông công cộng.
Người phụ nữ ngồi ở ghế sát cửa lên xuống, gã đàn ông ngồi cách đó một dãy ghế, tựa người vào cửa sổ, quan sát xung quanh. Xe đến cầu vượt Sóng Thần hướng về Bình Dương , thấy một cô gái đứng sát cửa lên xuống, lập tức người đàn ông áp sát, lấy áo khoác quấn vào cổ tay, luồn tay móc chiếc điện thoại của cô gái rồi chuyền sang cho người phụ nữ đứng phía sau.
Hai tên móc túi chuyên nghiệp trên xe buýt số 07 đang “rình mồi”
Chú Đức, một người bán nước giải khát dạo trước khu du lịch văn hóa Suối Tiên bức xúc kể: “Hàng ngày tôi chứng kiến cả chục vụ móc túi. Bọn chúng ra tay trắng trợn, chẳng xem pháp luật ra gì. Vào các ngày lễ, tết, các đối tượng móc túi hoạt động nhiều hơn, có khi lên đến hàng chục tên. Những tuyến xe buýt số 8, 19, 33, 150, 601, 604, 07 thường được chúng “thăm viếng” nhiều nhất, có khi trên cùng một tuyến xe buýt có ba-bốn đối tượng “hành nghề”, chúng lên xuống xe gần chục lần mỗi ngày…”.
Bọn móc túi luôn đi theo nhóm từ hai người trở lên, chọn các tuyến xe có số lượng khách đông, nhất là vào những giờ cao điểm; hành khách càng đông, càng chen lấn thì chúng càng dễ dàng ra tay...
Khách đi xe buýt không nên để điện thoại, bóp có tiền ở túi quần hay túi áo khoác. Nếu trong ba lô, giỏ xách có đựng laptop hoặc tài sản có giá trị thì nên đeo ở phía trước. Khi trên xe đông người, có cảnh chen lấn phải hết sức đề phòng. Chúng tôi rất mong các cơ quan tăng cường kiểm soát, sớm tìm ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả hành vi trộm cắp trên các phương tiện giao thông công cộng.
Theo Phụ nữ Online