Đừng nghĩ nặn mụn đinh râu là đơn giản
Mới đây, bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn H. (25 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh tím các đầu chi, tiểu ít. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng.
Theo lời kể của gia đình anh H., cách đây ít ngày, anh có nặn mụn trứng cá trên mặt do có một nốt sưng to và đau như mụn đinh râu. Sau khi nặn mụn thì anh sốt cao. Anh H. đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Sau khi vào bệnh viện cấp cứu, dù được trợ thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng, anh H. đã tử vong.
Theo Bs. Ngô Thanh Loan, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đinh râu là một loại mụn độc, thường xuất hiện ở vùng quanh miệng (môi và mép). Khi bị đinh râu, tuyệt đối không được dùng tay, nhất là tay bẩn để nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị tích cực, nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân là bởi khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng… Mụn thông thường khi được xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách hoặc nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng…
Theo Bs. Loan, nhận biết mụn đinh râu không khó. Mụn đinh râu có thể tự phát, hoặc bắt nguồn từ một vết xước, vết nặn mụn bình thường bị viêm nhiễm. Đầu mụn có mủ, xung quanh mụn đỏ, nóng, người bị mụn có thể bị sốt kèm theo. Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ theo thời gian và nặng dần, gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp nhọt càng ngày sưng, to, kèm theo nóng, đỏ và đau nhức, mệt mỏi, sốt li bì, cản trở các hoạt động bình thường... người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế.
Không tự ý nặn hay đắp các loại lá lên mụn
Ngoài ra, việc nặn mụn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều người sau khi xử lý các vết xước hay nặn mụn, thấy da xấu lại dùng các sản phẩn kem trộn, hoặc các loại kem che khuyết điểm phủ lên cục mụn… Điều này càng làm cho vết thương do mụn bị nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn không chườm nóng hay lạnh lên vết sưng đỏ.
Không tự ý nặn hoặc gãi vùng sưng đỏ để tránh bị nhiễm trùng, khiến cho mụn bị nặng thêm.
Đặc biệt không tự ý đắp các loại lá trực tiếp lên chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa hoặc nhiễm trùng, dẫn đến bội nhiễm, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Khi mụn mủ đã chín, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tháo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo chế độ vô khuẩn, vô trùng.
Tăng cường ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu, việt quất… để ngừa mụn. Uống mật ong và chanh nóng mỗi sáng cũng là một cách để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và ngừa mụn hết sức hiệu quả.
Vì sự nguy hiểm do mụn, đinh râu gây ra nên ngay cả nam giới cũng cần cố gắng giữ gìn vệ sinh đúng cách. Rửa mặt thường xuyên, dùng sữa rửa mặt, kem cạo râu thích hợp với từng loại da, khi bị mụn trứng cá tuyệt đối không tự ý nặn mụn. Khi bị tổn thương vùng hàm mặt cần xử lý sát khuẩn.
Nên đặc biệt lưu ý với những mụn quá lâu không có dấu hiệu khỏi, không thể tự vỡ và nằm sâu dưới lớp da. Đặc biệt là khối mụn mềm ở giữa, xung quanh có nền xâm nhập cứng thì bạn nên cảnh giác bởi vì nó có thể là biểu hiện của ung thư da. Ung thư da là một loại bệnh xuất hiện rất từ từ kèm theo các dấu hiệu cảnh báo là sự thay đổi màu sắc bất thường ở da, nổi sần và hình thành u cục… Khi đó phải đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra.
Mới đây, bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn H. (25 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh tím các đầu chi, tiểu ít. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng.
Theo lời kể của gia đình anh H., cách đây ít ngày, anh có nặn mụn trứng cá trên mặt do có một nốt sưng to và đau như mụn đinh râu. Sau khi nặn mụn thì anh sốt cao. Anh H. đã mua kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Sau khi vào bệnh viện cấp cứu, dù được trợ thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng, anh H. đã tử vong.
Theo Bs. Ngô Thanh Loan, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đinh râu là một loại mụn độc, thường xuất hiện ở vùng quanh miệng (môi và mép). Khi bị đinh râu, tuyệt đối không được dùng tay, nhất là tay bẩn để nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị tích cực, nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân là bởi khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng… Mụn thông thường khi được xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách hoặc nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng…
Theo Bs. Loan, nhận biết mụn đinh râu không khó. Mụn đinh râu có thể tự phát, hoặc bắt nguồn từ một vết xước, vết nặn mụn bình thường bị viêm nhiễm. Đầu mụn có mủ, xung quanh mụn đỏ, nóng, người bị mụn có thể bị sốt kèm theo. Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ theo thời gian và nặng dần, gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp nhọt càng ngày sưng, to, kèm theo nóng, đỏ và đau nhức, mệt mỏi, sốt li bì, cản trở các hoạt động bình thường... người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế.
Không tự ý nặn hay đắp các loại lá lên mụn
Ngoài ra, việc nặn mụn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều người sau khi xử lý các vết xước hay nặn mụn, thấy da xấu lại dùng các sản phẩn kem trộn, hoặc các loại kem che khuyết điểm phủ lên cục mụn… Điều này càng làm cho vết thương do mụn bị nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn không chườm nóng hay lạnh lên vết sưng đỏ.
Không tự ý nặn hoặc gãi vùng sưng đỏ để tránh bị nhiễm trùng, khiến cho mụn bị nặng thêm.
Đặc biệt không tự ý đắp các loại lá trực tiếp lên chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa hoặc nhiễm trùng, dẫn đến bội nhiễm, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Khi mụn mủ đã chín, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tháo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo chế độ vô khuẩn, vô trùng.
Tăng cường ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu, việt quất… để ngừa mụn. Uống mật ong và chanh nóng mỗi sáng cũng là một cách để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và ngừa mụn hết sức hiệu quả.
Vì sự nguy hiểm do mụn, đinh râu gây ra nên ngay cả nam giới cũng cần cố gắng giữ gìn vệ sinh đúng cách. Rửa mặt thường xuyên, dùng sữa rửa mặt, kem cạo râu thích hợp với từng loại da, khi bị mụn trứng cá tuyệt đối không tự ý nặn mụn. Khi bị tổn thương vùng hàm mặt cần xử lý sát khuẩn.
Nên đặc biệt lưu ý với những mụn quá lâu không có dấu hiệu khỏi, không thể tự vỡ và nằm sâu dưới lớp da. Đặc biệt là khối mụn mềm ở giữa, xung quanh có nền xâm nhập cứng thì bạn nên cảnh giác bởi vì nó có thể là biểu hiện của ung thư da. Ung thư da là một loại bệnh xuất hiện rất từ từ kèm theo các dấu hiệu cảnh báo là sự thay đổi màu sắc bất thường ở da, nổi sần và hình thành u cục… Khi đó phải đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra.
Theo Trí thức trẻ