Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.

Thịt heo cũng là một loại thịt không bao giờ được dùng khi chưa được nấu chín, lý do là vì lợn rất dễ bị nhiễm bệnh sán heo, giun tròn; và sán dây có thể phát triển đến trong ruột của một con lợn, dài đến gần 2 mét!


Khi ăn táo, xoài, lê và nhất là các quả đào, mơ chúng ta thường có thói quen “khám phá” đập vỡ lớp vỏ bên ngoài để ăn phần hạt mềm bên trong.

Tuy nhiên, bất kể bạn có cảm thấy nó ngon hay không, phần nhân hạt này có chứa một loại độc tố là amygdalin- có thể biến thành xyanua, một chất kịch độc.

Điều may mắn là xyanua trong những hạt này không đủ giết chết bạn ngay nhưng nó chắc chắn sẽ không tốt khi được tích tụ lâu ngày.

Trứng rất giàu protein và bổ dưỡng, tuy nhiên trứng sống cũng có khả năng chứa vi khuẩn salmonella lây nhiễm. Và loại vi khuẩn này thường nằm trong lòng đỏ trứng cho nên hãy cân nhắc trước khi bạn quyết định ăn trứng lòng đào nhé!


Khoai tây. Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.

Thịt gà. Bạn rất hiếm khi thấy ai ăn thịt gà sống hay tái phải không? Lý do của vấn đề này là vì thịt gà, nhất là gà sản xuất theo dây chuyền, trong quá trình chế biến rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Dĩ nhiên không phải là đến mức không ăn được nhưng để đảm bảo, bạn nhất định phải nấu nướng thật kỹ lưỡng.

Cà chua.Trái cây và rau quả thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi vì rất nhiều người có thói quen ăn sống rau củ quả. Cà chua không nằm trong ngoại lệ bởi cà chua thường bị nhiễm khuẩn salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột).

Trai, hến. Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc.

Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến.

Nên loại bỏ “túi phân” của trai trai trước khi mang đi chế biến vì đây là nơi chứa thức ăn và chất cặn bã trai chưa kịp thải ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc của tảo.


Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Thực phẩm thái sẵn.Chúng có thể gây nhiễm khuẩn Listeria, dẫn đến tiêu chảy, sốt, các triệu chứng đường ruột và đau cơ. Nếu bạn mua thịt từ cửa hàng, hãy đảm bảo là họ dùng dao sạch để thái.


theo Khỏe & Đẹp