Đã từng gặp không biết bao nhiêu ca bỏng cấp cứu ở viện Bỏng quốc gia, nhưng tôi đã không thể kìm được dòng nước mắt, khi chứng kiến cảnh bé Nguyễn Khánh Huyền mới 6 tuổi vật vã trong những cơn đau đớn đến tột cùng. Kiệt sức đã thiếp đi rồi nhưng mỗi khi dịch từ những vết thương sâu tứa ra thấm đẫm băng gạc, tôi lại thấy em rùng mình cựa quậy, nhăn mặt như muốn khóc…Nhưng có lẽ, một chút sức tàn để em bật lên tiếng khóc cũng không còn nữa!? Một không khí rờn rợn bao trùm phòng bệnh, ai ai cũng thương cảm và lo lắng cho tính mạng của em.
Tiều tụy ngồi gục bên giường bệnh con gái, đã nhiều đêm thức trắng cùng với sự đau đớn của con, nhưng sự ân hận, day dứt vẫn còn nguyên trên gương mặt còn chưa hết bàng hoàng, thảng thốt của người mẹ tội nghiệp. Khiến tôi vừa thương cảm xót xa, vừa không khỏi thầm trách móc…Đưa tay lên che miệng ngăn tiếng nấc, chị Nguyễn Thị Kha sùi sụt kể cho chúng tôi câu chuyện của mình.
Sinh ra tại một vùng quê nghèo, thuộc huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An hai vợ chồng chị Kha chẳng có công việc gì ngoài cấy vài sào ruộng lúc được lúc mất mùa. Rồi lại sinh liền 4 đứa con lít nhít, cuộc sống nghèo khó nên đứa con lớn của chị sớm phải bỏ học đi làm kiếm tiền phụ bố mẹ nuôi em. Để gia đình khỏi phải đứt bữa, hằng ngày anh chị cùng 2 đứa con lớn hơn phải đi khắp các sông ngòi quanh vùng mò cua bắt ốc. Mới 6 tuổi bé Huyền đã phải thường xuyên nấu cám lợn giúp bố mẹ.
Tai họa xảy đến lúc không có người lớn ở nhà, em bị trượt chân ngã vào nồi cám đang đun trên bếp, khi gia đình phát hiện và đưa bé đến viện thì đã quá 15 tiếng. Theo lời bác sĩ, lúc này bé bị sốc nhược rất nặng, huyết động phải duy trì thuốc vận mạch, bóp bóng qua ống nội khí quản. Đưa con đi viện cấp cứu, chị Kha chỉ kịp vay tạm hàng xóm được 2 triệu, chỉ đủ chi phí đi lại. Tiền thuốc men của bệnh viện Tân Kỳ đến bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, rồi viện Bỏng QG gia đình chị phải ký quỹ xin nợ lại.
Bé Huyền luôn được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc.
Bác sĩ Ngô Tuấn Hưng, trực tiếp điều trị cho bé Huyền tại khoa hồi sức cấp cứu Viện Bỏng QG cho biết: “Bé Huyền bị bỏng 65% sâu toàn bộ, hiện trạng còn rất nặng và vẫn phải duy trì thở máy. Bé đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoại tử ngực, bụng, lưng. Bé đang có diễn biến khá tốt, nếu được chăm sóc, dinh dưỡng đầy đủ, bé có cơ hội sống rất cao…Nhưng với hoàn cảnh gia đình của bé hiện tại quả thực hết sức khó khăn, mà phác đồ điều trị cho bé sẽ phải lâu dài. Giai đoạn khó khăn nhất của bé đã qua, nếu chỉ vì hoàn cảnh gia đình vậy mà đành lòng khiến bé mất đi cơ hội được sống thì tội lắm em ạ… ”
Gạt hai hàng nước mắt đang thi nhau rơi lã chã, lầm lũi đi ra hành lang, sau nghe điện thoại của chồng.., vét sạch trong túi chỉ còn mấy nghìn lẻ. Thờ thẫn ngồi bệt xuống sàn, chị Kha ôm mặt bật khóc nức nở: “Bố bảo không vay đâu được nữa rồi, con ơi! Mẹ biết phải làm sao bây giờ!?…”.
Bé Huyền bị ngã vào nồi cám lợn đang đun trên bếp,
bé bị bỏng đến 65% cơ thể
Em đang được điều trị tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu,
viện Bỏng quốc gia.
bé bị bỏng đến 65% cơ thể
Em đang được điều trị tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu,
viện Bỏng quốc gia.
Tiều tụy ngồi gục bên giường bệnh con gái, đã nhiều đêm thức trắng cùng với sự đau đớn của con, nhưng sự ân hận, day dứt vẫn còn nguyên trên gương mặt còn chưa hết bàng hoàng, thảng thốt của người mẹ tội nghiệp. Khiến tôi vừa thương cảm xót xa, vừa không khỏi thầm trách móc…Đưa tay lên che miệng ngăn tiếng nấc, chị Nguyễn Thị Kha sùi sụt kể cho chúng tôi câu chuyện của mình.
Tính mạng của em hiện chưa có tiên lượng tốt khi em vẫn đang
cần đến sự hỗ trợ của máy móc
Tình trạng này có lẽ sẽ còn kéo dài, bởi em bị bỏng rất sâu, nhiều
chỗ trên cơ thể đã bị hoại tử.
cần đến sự hỗ trợ của máy móc
Tình trạng này có lẽ sẽ còn kéo dài, bởi em bị bỏng rất sâu, nhiều
chỗ trên cơ thể đã bị hoại tử.
Sinh ra tại một vùng quê nghèo, thuộc huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An hai vợ chồng chị Kha chẳng có công việc gì ngoài cấy vài sào ruộng lúc được lúc mất mùa. Rồi lại sinh liền 4 đứa con lít nhít, cuộc sống nghèo khó nên đứa con lớn của chị sớm phải bỏ học đi làm kiếm tiền phụ bố mẹ nuôi em. Để gia đình khỏi phải đứt bữa, hằng ngày anh chị cùng 2 đứa con lớn hơn phải đi khắp các sông ngòi quanh vùng mò cua bắt ốc. Mới 6 tuổi bé Huyền đã phải thường xuyên nấu cám lợn giúp bố mẹ.
Những giọt nước mắt đau đớn, bất lực lăn dài trên gương
mặt người mệ nghèo khó
mặt người mệ nghèo khó
Tai họa xảy đến lúc không có người lớn ở nhà, em bị trượt chân ngã vào nồi cám đang đun trên bếp, khi gia đình phát hiện và đưa bé đến viện thì đã quá 15 tiếng. Theo lời bác sĩ, lúc này bé bị sốc nhược rất nặng, huyết động phải duy trì thuốc vận mạch, bóp bóng qua ống nội khí quản. Đưa con đi viện cấp cứu, chị Kha chỉ kịp vay tạm hàng xóm được 2 triệu, chỉ đủ chi phí đi lại. Tiền thuốc men của bệnh viện Tân Kỳ đến bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, rồi viện Bỏng QG gia đình chị phải ký quỹ xin nợ lại.
Ngày đêm bên giường bệnh của con, nhìn con đau đớn, trái tim
người mẹ như bị hàng ngàn mũi kim đâm xé...
Mặc dù bảo hiểm y tế đã chi trả toàn bộ tiền viện phí, nhưng chi phí đi lại ăn ở, và đặc biệt là các loại dinh dưỡng cần thiết để bé Huyền phục hồi, và các loại thuốc điều trị tích cực không nằm trong bảo hiểm y tế hiện đã nằm ngoài khả năng của gia đình. Khoản nợ vay ngân hàng, vay lãi ngoài lên tới 80 triệu đã hết sạch sau 1 tuần điều trị cho bé. Bất lực, chị Kha chỉ biết nhìn con đau đớn, trong vô vọng và mong ngóng người chồng ở quê liệu có vay mượn thêm được ít nào gửi ra không.người mẹ như bị hàng ngàn mũi kim đâm xé...
Bé Huyền luôn được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc.
Bác sĩ Ngô Tuấn Hưng, trực tiếp điều trị cho bé Huyền tại khoa hồi sức cấp cứu Viện Bỏng QG cho biết: “Bé Huyền bị bỏng 65% sâu toàn bộ, hiện trạng còn rất nặng và vẫn phải duy trì thở máy. Bé đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoại tử ngực, bụng, lưng. Bé đang có diễn biến khá tốt, nếu được chăm sóc, dinh dưỡng đầy đủ, bé có cơ hội sống rất cao…Nhưng với hoàn cảnh gia đình của bé hiện tại quả thực hết sức khó khăn, mà phác đồ điều trị cho bé sẽ phải lâu dài. Giai đoạn khó khăn nhất của bé đã qua, nếu chỉ vì hoàn cảnh gia đình vậy mà đành lòng khiến bé mất đi cơ hội được sống thì tội lắm em ạ… ”
Gạt hai hàng nước mắt đang thi nhau rơi lã chã, lầm lũi đi ra hành lang, sau nghe điện thoại của chồng.., vét sạch trong túi chỉ còn mấy nghìn lẻ. Thờ thẫn ngồi bệt xuống sàn, chị Kha ôm mặt bật khóc nức nở: “Bố bảo không vay đâu được nữa rồi, con ơi! Mẹ biết phải làm sao bây giờ!?…”.
Theo Dân trí